Làm móng với đèn chiếu tia UV có thể dẫn đến nhiều tác hại khó lường
Dán móng tay giả và những rủi ro đi kèm bạn cần biết
Điều cần biết trước khi làm móng đón Tết
Ăn gì để da, tóc và móng khỏe đẹp?
Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
4 mẹo bảo vệ đôi mắt khỏi tia cực tím
Nguy cơ ung thư da từ đèn sấy khô UV
Hiện nay hầu hết các tiệm làm móng đều sử dụng đèn sấy móng có chứa tia cực tím (tia UV). Tia UV là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả ánh sáng tím nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường có trong ánh sáng mặt trời. Loại tia này khi tiếp xúc với da sẽ thâm nhập sâu và đem lại các tác hại như gây lão hoá sớm và ung thư cho làn da, tổn thương không thể phục hồi cho DNA của các tế bào tiếp xúc.
Mặc dù việc chiếu đèn có tia UV khi làm móng không diễn ra trong thời gian quá dài, thường thì chỉ vài phút cho mỗi bàn tay nhưng điều này vẫn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp vào dạng một “rủi ro thấp” trong làm đẹp.
Phó Giáo sư Ashley Wysong, đồng thời là Chủ nhiệm khoa Da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, Mỹ, cho biết: “Việc tiếp xúc tích lũy (tiếp xúc nhiều lần) với tia cực tím trong suốt cuộc đời chính là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn tới bị ung thư da”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sử dụng đèn UV làm móng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Làm thế nào để vừa đẹp, vừa an toàn cho sức khoẻ?
Làm móng là nhu cầu gần như không thể thiếu với phái nữ. Thế nên việc bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ đèn chiếu UV khi làm móng là vấn đề rất được quan tâm. Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể áp dụng khi làm đẹp cho móng tay hoặc móng chân của mình như:
Sử dụng kem chống nắng: Bạn có thể bôi kem chống nắng lên tay trước khi làm móng từ 15 đến 30 phút tuỳ theo hướng dẫn sử dụng. Thay vì chỉ thoa kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì bạn có thể thoa cả phần da tay/chân khi tiếp xúc với ánh đèn khi làm móng. Đặc biệt, nên thoa kem chống nắng phổ rộng, có khả năng chống cả hai tia UVA, UVB và phải có chỉ số SPF cao (từ 30+ trở lên).
Sử dụng găng tay chống nắng chuyên dụng: Bạn có thể sử dụng găng tay chống UV được thiết kế riêng với mục đích làm nail (làm móng). Loại găng tay này hiện nay cũng khá phổ biến và đang được nhiều tiệm nail sử dụng.
Lựa chọn những địa điểm làm móng uy tín: Ngoài việc lựa chọn những cơ sở làm móng uy tín, sạch sẽ, bạn cũng nên cân nhắc tới việc họ có sử dụng những biện pháp bảo vệ cho da tay của mình hay không. Như đã nói, hiện nay có khá nhiều cơ sở làm móng có sử dụng găng tay để bảo vệ sức khoẻ làn da cho khách. Ngoài ra cũng đã có một số hãng sơn móng như OPI, Essie, CND,... thay đổi công nghệ làm khô sơn bằng đèn LED được cho là an toàn hơn cũng là một sự lựa chọn thay thế.
Không làm móng nhiều lần với đèn chiếu tia UV: Tiến sĩ Michele S. Green, đồng thời là bác sĩ da liễu có phòng khám tư nhân ở New York, Mỹ, cho rằng thi thoảng làm móng một lần theo cách này sẽ an toàn hơn bởi móng cần ít nhất khoảng 1 đến 2 tuần để phục hồi hư tổn.
Một số lưu ý khi làm móng
- Nhiều tiệm nail có thể nói dối là sử dụng đèn LED thay vì đèn chiếu tia UV, theo Phó giáo sư Wysong, bạn có thể nhận ra đèn chiếu tia UV nếu nhìn vào quang phổ ánh sáng được phát ra, chúng sẽ bao gồm bức xạ UVA hoặc UVB.
- Trong một số loại sơn móng tay có chứa các chất độc hại như: Formaldehyde, Acetone, Toluene… những chất này giúp làm cứng móng, bền màu nước sơn. Đây chính là nguyên nhân khiến móng của bạn bị mỏng dần, giòn và rất dễ gãy. Bên cạnh đó còn có thể dẫn đến tình trạng viêm da, nấm móng, mưng mủ rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu tổn thương ngoài da tay, bạn nên dừng ngay việc làm móng lại đến khi tay được hồi phục.
- Ngoài ra, một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai và thuốc điều trị cholesterol có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm với tia UV. Một số loại mỹ phẩm, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc da cũng có tình trạng tương tự. Chính vì thế, bạn nên có sự chuẩn bị và tìm hiểu kĩ càng để bảo vệ sức khoẻ chính mình.
Bình luận của bạn