Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4: An toàn, cần thiết

Tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 đem lại hiệu quả bảo vệ cao

Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh việc sử dụng vaccine COVID-19

Vì sao cần tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4?

Nhiều tỉnh miền Tây tồn vaccine COVID-19, dịch đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khí

Không còn ca COVID-19 phải thở ECMO, Hà Nội chuẩn bị tiêm vaccine mũi 4

Đã xuất hiện biến thể phụ BA.5 tại Việt Nam

Đây là thông tin được PGS.TS Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chia sẻ trong cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức.

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, mặc dù số mắc và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, ở một số khu vực dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong tuần từ 23-29/5, so với tuần trước đó, tổng số ca tử vong tại khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) tăng 18%, khu vực Châu Phi tăng 15%, khu vực Châu Mỹ tăng 13%. Những con số này có thể chưa phản ánh hết tình hình thực tế vì nhiều quốc gia đã giảm đáng kể việc yêu cầu xét nghiệm cũng như công tác báo cáo không còn được chú trọng như giai đoạn trước.

Các chuyên gia khẳng định hiệu quả bảo vệ và độ an toàn của tiêm vaccine nhắc lại mũi 3,4

Các chuyên gia khẳng định hiệu quả bảo vệ và độ an toàn của tiêm vaccine nhắc lại mũi 3,4

Tại Việt Nam, hiện biến thể lưu hành chủ yếu là dòng BA.2 của Omicron với biểu hiện lâm sàng nhẹ. Hệ thống giám sát phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam đã phát hiện sự xâm nhập biến thể phụ BA.5 của Omicron vào nước ta. Hiện tượng này khó tránh khỏi khi BA.5 đã xuất hiện ở châu Âu và châu Mỹ, các quốc gia đã đi lại, giao thương trong “bình thường mới”. Do BA.5 có khả năng lấn lướt các chủng cũ là BA.1 và BA.2, Bộ Y tế tiếp tục giám sát để điều chỉnh các kịch bản phòng, chống dịch.

Trao đổi tại buổi thảo luận, PGS.TS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) cho hay, COVID-19 hiện rất khó dự đoán. Trong các kịch bản phòng chống dịch, dự phòng cá nhân và tiêm vaccine vẫn là biện pháp quan trọng.

Hiệu quả của tiêm vaccine COVID-19 mũi 3,4

Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Vương Ánh Dương cho hay, trong số hơn 32.000 ca tử vong do COVID-19 ở nước ta, có tới 52,8% trường hợp chưa được tiêm vaccine COVID-19. Chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi. Số liệu này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine liều bổ sung và nhắc lại.

TS Vương Ánh Dương dẫn chứng, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới New England Journal of Medicine cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh. Trong đó, hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 là 52%, hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 76%.

Các tổ chức y tế như WHO hay CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 để nâng cao miễn dịch và khả năng bảo vệ trước SARS-CoV-2. Hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến thể mới.

TS Socorro Escalante – Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho hay: “Việt Nam đã đi đúng hướng khi cung ứng đủ liều cơ bản cho người dân, và ưu tiên tiêm mũi vaccine tăng cường cho đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế, người cao tuổi, người có suy giảm miễn dịch.” Bà khẳng định độ an toàn và hiệu quả của hàng triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được WHO cấp phép sử dụng; Đồng thời khuyến khích người dân đi tiêm, dù là mũi cơ bản hay mũi tăng cường.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin, với trẻ 12-17 tuổi tại nước ta, phản ứng nặng sau tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 rất thấp, được ghi nhận với tỷ lệ khoảng 3 trường hợp trong 10 triệu mũi tiêm - thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của nhà sản xuất.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn