- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Block nhánh phải hoàn toàn có thể gây ra ảnh hưởng tới nhịp tim của bạn
Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì để ổn định nhịp tim?
Nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim: Vẫn có cách ổn định nhịp
Chia sẻ của bệnh nhân trẻ bị ngoại tâm thu, nghi ngờ hội chứng Brugada
Rối loạn thần kinh tim: Không phải bệnh tim vẫn khiến bạn khổ sở
Block nhánh phải hoàn toàn là gì?
Block nhánh phải là tình trạng xung điện truyền qua nửa bên phải của trái tim bị gián đoạn (do bị cắt đứt hoặc tổn thương), dẫn tới việc tín hiệu điện tim truyền đi chậm hơn, trong khi xung điện truyền qua nửa bên trái của trái tim vẫn bình thường. Điều này có thể khiến hai nửa trái - phải của trái tim co bóp không đồng thời.
Block nhánh phải được chia thành 2 dạng là block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn. Trong đó, block nhánh phải không hoàn toàn là dạng nhẹ của block nhánh phải hoàn toàn.
Block nhánh phải hoàn toàn có triệu chứng gì cảnh báo?
Trên thực tế, trong trường hợp chỉ bị block nhánh đơn thuần, bạn gần như sẽ không nhận thấy triệu chứng, dấu hiệu gì bất thường.
Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bạn bị block nhánh phải hoàn toàn, đi kèm với một số bệnh tim mạch tiềm ẩn khác. Lúc này, block nhánh có thể gây ra các triệu chứng như:
- Khó thở, nhanh mệt mỏi khi tập thể dục.
- Chóng mặt, choáng váng.
- Đau tức ngực, nặng ngực.
Block nhánh phải nghiêm trọng có thể gây đau tức ngực, nặng ngực
Đặc biệt, nếu bị block nhánh phải hoàn toàn kèm theo các bệnh tim mạch, bệnh phổi, suy nút xoang… nhịp tim của người bệnh có thể giảm xuống 40 nhịp/phút. Điều này có thể làm giảm đáng kể chức năng bơm máu của trái tim, gây thiếu máu tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh hay thấy mệt mỏi, choáng ngất, thậm chí là ngừng tim tạm thời.
Block nhánh phải hoàn toàn có nguy hiểm không?
Theo ThS.BS. Lê Đức Việt từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), block nhánh phải hoàn toàn về bản chất là một tình trạng lành tính. Nếu tình trạng này xảy ra đơn độc, không đi kèm với bất kỳ bệnh gì khác, chúng sẽ không gây ra tác động nghiêm trọng tới khả năng hoạt động của trái tim, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng block nhánh phải đi kèm với các bệnh lý tim mạch khác, chúng có thể trở thành một tác nhân khiến các căn bệnh này thêm trầm trọng, ảnh hưởng xấu tới trái tim cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bị block nhánh phải hoàn toàn đi kèm với các bệnh nền tim mạch sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, đái tháo đường, suy thận, thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Người bị block nhánh phải hoàn toàn cần làm gì để ổn định nhịp tim?
Trong trường hợp bạn chỉ bị block nhánh phải và không mắc các bệnh nền khác, block nhánh thường hiếm khi gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim, do đó việc điều trị là chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần khám định kỳ từ 1 - 2 lần/năm để theo dõi tiến triển của bệnh.
Nếu nguyên nhân gây block nhánh phải hoàn toàn là do các bệnh tim mạch như dị tật tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, mô sẹo để lại do phẫu thuật tim, viêm cơ tim... các bác sỹ sẽ cần phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết mới có thể đưa ra các cách xử lý cụ thể.
Nếu bị block nhánh phải hoàn toàn kèm theo các bệnh lý tim mạch, bệnh phổi mạn tính… bạn sẽ cần điều trị, tập trung kiểm soát nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng block nhánh phải hoàn toàn nghiêm trọng, gây nhịp tim chậm, người bệnh có thể cần được phẫu thuật để đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Các bác sỹ cũng có thể cho bạn dùng thuốc, yêu cầu bạn thay đổi lối sống lành mạnh hơn để ổn định nhịp tim:
- Theo dõi các triệu chứng bệnh thường xuyên và tái khám ngay khi có các dấu hiệu đau tức ngực, khó thở, choáng ngất...
- Bỏ hút thuốc lá và giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân.
- Ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch như các loại rau củ, trái cây. Những thực phẩm này có thể giúp giảm cholesterol, giảm mỡ máu.
- Vận động thường xuyên (đi bộ, tập yoga, đạp xe…) để tăng cường khả năng co bóp của tim.
- Dùng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, làm giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở. Nhiều nghiên cứu trên thế giới về khổ sâm đã chứng minh tác dụng ổn định dẫn truyền điện trong tim, cân bằng nồng độ điện thế tại tế bào cơ tim, giảm tính kích thích của hệ thần kinh tim, nhờ đó giúp điều hòa nhịp tim, giúp tim đập đều đặn và ổn định hơn.
Bản chất của block nhánh phải chính là sự gián đoạn, trì hoãn xung điện tim. Do đó, sử dụng khổ sâm sẽ giúp các tín hiệu điện tim truyền đi một cách đều đặn hơn.
Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn