Cùng khám phá truyền thống ẩm thực ngày Tết Nguyên đán ở các vùng khác trên khắp châu Á
Không để "dịch chồng dịch" trong dịp Tết
Đặt cỗ online - Tết nhàn tênh với các bà nội trợ
4 cách tránh tăng cân dịp nghỉ lễ
Bí quyết giảm thâm cho da sáng khỏe đón Tết
Singapore
Bakkwa (thịt sấy khô)
Ở Singapore, món thịt này thường được ướp nước đường và gia vị trước khi đem đi sấy khô rồi nướng trên than hoa. Theo đó, món thịt sấy khô thường được cắt thành các miếng vuông vức, rất được ưa chuộng trong dịp lễ Tết do có màu đỏ tượng trưng cho may mắn và tài lộc.
Thông thường, có 2 loại phổ biến nhất của món thịt khô là thịt khô xay và thịt khô miếng. Thịt khô làm từ thịt xay sẽ chứa mỡ nhiều hơn, ăn mềm hơn còn phiên bản thịt cắt miếng ăn sẽ dai hơn do ít mỡ.
Yusheng (salad cá sống)
Yusheng là món ăn gồm các loại rau được thái nhỏ và cá sống. Món ăn này rất phổ biến ở Singapore trong dịp Tết Nguyên đán do từ “yusheng” cũng đồng âm với cụm “tăng sung túc”.
Theo truyền thống, món yusheng sẽ có màu sắc rực rỡ nhờ những lát cá sống (thường là cá hồi hoặc cá thu), các loại rau muối chua như cà rốt, củ cải trắng, dưa chuột, gừng và hành tây thái mỏng… sau đó được rưới lên phần nước xốt đặc biệt, đậm đà.
Đài Loan
Lẩu
Tết Nguyên đán là thời điểm để các gia đình sum họp, ngồi quanh nồi lẩu nghi ngút khói, cùng cho đủ các loại nguyên liệu khác nhau vào rồi tùy ý lấy bất kỳ món gì bạn muốn. Thưởng thức món lẩu trong khi trò chuyện, chia sẻ về cuộc sống đã trở thành một trong những cách phổ biến nhất để đón Giao thừa tại Đài Loan.
Món ăn này nhấn mạnh khái niệm “đoàn kết với nhau”. Do đó, nguyên liệu để chuẩn bị cho nồi lẩu thường phụ thuộc vào sở thích của từng gia đình.
Gà nguyên con
Đây lại là một món ăn mang tính biểu tượng khác khi với người Đài Loan, từ “gà” có cách phát âm gần giống với “tốt lành”, “ăn gà” lại đồng âm với “phát tài phát lộc”. Theo đó, món gà luôn được phụ vụ nguyên con để tượng trưng cho sự sum họp gia đình và cuộc sống viên mãn.
Món gà nguyên con cũng thường được chuẩn bị để cúng trong đêm Giao thừa. Do đó, món ăn này thường được ăn nguội và phải được chế biến theo cách có thể để được trong nhiều giờ mà không bị khô, mất đi hương vị và kết cấu của món ăn.
Hong Kong
Poon choi
Đây là một món ăn truyền thống không thể thiếu đối với nhiều người dân Hong Kong trong mỗi dịp lễ Tết, đặc biệt là trong những ngày đầu Xuân năm mới.
Đặc trưng của món Poon choi bao gồm nhiều lớp nguyên liệu tươi ngon, hảo hạng, được xếp và nấu trong một chiếc nồi lớn, có thể bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gà, bào ngư, hải sâm, vây cá mập, ruột cá, tôm, cua, mực, da heo, đậu phụ và rau quả tươi các loại.
Theo đó, các thành phần đắt tiền nhất như bào ngư, hải sâm thường được xếp thành từng lớp ở phía trên cùng để nhấn mạnh sự thịnh vượng. Lớp giữa thường là thịt lợn, nấm khô, trong khi các nguyên liệu hút nước xốt như củ cải, bì lợn hay đậu phụ thường được đặt ở dưới cùng.
Hàn Quốc
Tteokguk
Đây là một món ăn truyền thống trong dịp mừng năm mới của Hàn Quốc. Theo đó, “tteok” có nghĩa là bánh gạo, còn “guk” có nghĩa là soup trong tiếng Hàn. Có nhiều cách nấu và thưởng thức món tteokguk khác nhau giữa từng vùng, thậm chí là giữa từng gia đình.
Tuy nhiên, thông thường, nước dùng được làm bằng cách ninh từ thịt và xương bò, hoặc ninh từ cá cơm khô và tảo bẹ.
Món tteokguk thường được ăn trong ngày đầu năm mới vì mọi người tin rằng món ăn này có thể mang lại may mắn khi thêm một tuổi mới.
Bình luận của bạn