Tìm hiểu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng

Thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng được đánh giá dễ nuốt, tiện dụng

Ứng dụng chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc thực vật trong dầu gội

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất thực phẩm chức năng

Chứng nhận Halal trong thực hành sản xuất, xử lý dược phẩm

Sản xuất hữu cơ – hướng đi bền vững cho rượu vang Prosecco

Thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng là gì?

Viên nang là một dạng thực phẩm chức năng (TPCN) được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Theo đó, TPCN dạng viên nang chỉ chung sản phẩm bao gồm các loại hoạt chất được bọc trong một lớp vỏ bên ngoài. Tùy thuộc vào lớp vỏ bên ngoài mà viên nang có 2 loại là viên nang cứng (hay viên con nhộng) và viên nang mềm.

Trái với viên nang mềm có lớp vỏ mềm, dẻo từ thành phần gelatin, viên nang cứng có lớp vỏ cellulose cứng, được chia làm 2 nửa là phần thân và phần nắp. Phần thân có đường kính nhỏ hơn, bên trong chứa đầy các hoạt chất và tá dược ở dạng bột khô hoặc các viên nhỏ. Phần nắp có đường kính lớn hơn, có tác dụng bịt kín viên nang.

Tại sao TPCN dạng viên nang cứng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng?

Có lớp vỏ giúp bảo vệ thành phần hoạt chất bên trong

Các viên nang cứng thường có lớp vỏ cellulose với thành phần chính là hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC). Đây là một polyme bán tổng hợp, là một dẫn chất cellulose được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dược phẩm.

Theo đó, HPMC đã được đánh giá là một chất không độc hại, không gây khó chịu khi sử dụng. Lớp vỏ cellulose này sẽ được phân hủy dần trong đường tiêu hóa, do đó chúng có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần hoạt chất, tá dược bên trong, giữ các thành phần này không bị phân hủy quá sớm trong đường tiêu hóa. Chỉ tới khi tới ruột, các thành phần hoạt chất, tá dược mới được hấp thụ vào máu, sau đó được phân phân phối đến các cơ quan “đích” một cách hiệu quả.

Dễ dàng, tiện lợi khi dùng

Theo một nghiên cứu từ năm 1997 về sở thích của người tiêu dùng đối với các dạng bào chế của thảo dược và vitamin, có 74% người dùng thảo dược bày tỏ sự ưa thích đối với TPCN dạng viên nang. Những người sử dụng vitamin có xu hướng ưa thích dạng viên nang hơn viên nén, nguyên nhân là bởi họ đánh giá dạng viên nang mang lại cảm giác dễ nuốt hơn.

Quy trình sản xuất TPCN dạng viên nang cứng

 

Để sản xuất được một sản phẩm TPCN tốt, trước hết nhà sản xuất cần lên ý tưởng về sản phẩm. Việc này cần suy xét tới các yếu tố như mục đích sử dụng, sản phẩm làm từ các nguyên liệu nào… để có thể lên được công thức kết hợp tối ưu nhất.

Tiếp theo đó, để đảm bảo an toàn, đảm bảo sản phẩm luôn luôn đạt chất lượng tiêu chuẩn khi đến tay người tiêu dùng, các nhà máy sản xuất TPCN cần có quy trình sản xuất TPCN nghiêm ngặt tại phân xưởng. Các bước trong quy trình sản xuất TPCN dạng viên nang cứng như sau:

- Nhập nguyên vật liệu vào kho.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên vật liệu. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về sự trong sạch của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu đầu vào phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn đã được xây dựng và công bố từ trước để sản phẩm cuối cùng đảm bảo được chất lượng, không gây ra các tác dụng phụ cho người tiêu dùng.

- Chuyển nguyên vật liệu đã được kiểm nghiệm đạt yêu cầu vào xưởng sản xuất.

- Quá trình nghiền nhỏ và ướp lạnh thảo dược. Theo đó, nhiệt độ trong quá trình nghiền có thể đạt tới âm 196oC để giữ lại các tính năng của thảo dược, đồng thời đảm bảo sản xuất vô trùng. Ngay sau khi thảo dược được nghiền nhỏ, chúng không còn là thảo dược nữa mà sẽ được coi là các nguyên liệu sinh học. Trong quá trình nghiền, nhà sản xuất cũng tách bỏ những chất có hại và bổ sung những chất có lợi cho sức khỏe con người.

- Cân chia mẻ, chuyển vào pha trộn và/hoặc phun sấy để tạo cốm, sau đó bao trộn ngoài để phù hợp với dạng bào chế.

- Đóng nang trên máy đóng nang tự động. Máy sẽ tiến hành đóng nang tự động theo các công đoạn: Cấp nang rỗng, tách nang, đong hạt cốm, cấp hạt cốm vào nang, khóa nang kèm theo loại bỏ nang hỏng và hoàn thiện bán thành phẩm.

Máy đóng lọ/đếm viên tự động tại nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng công nghệ cao IMC Quang Minh 2 - một trong số các đơn vị đi đầu trong sản xuất TPCN đảm bảo tuân thủ đúng tiêu chuẩn GMP tại nước ta hiện nay - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

Máy đóng lọ/đếm viên tự động tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng công nghệ cao IMC Quang Minh 2 - một trong số các đơn vị đi đầu trong sản xuất TPCN đảm bảo tuân thủ đúng tiêu chuẩn GMP tại nước ta hiện nay - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

- Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách sản phẩm đã đăng ký. Một số sản phẩm dạng viên nang cứng sẽ được đóng gói dưới dạng lọ (theo quy cách sản phẩm đã đăng ký) nhờ máy đóng lọ/đếm viên tự động. Máy có khả năng đếm chính xác số lượng viên cấp vào mỗi lọ. Với sản phẩm đăng ký ép vỉ nhôm (nhôm Alu/Alu hoặc nhôm PVC - Alu/PVC), máy ép vỉ tự động sẽ được đưa vào sản xuất. Ưu điểm chính của PVC là trong suốt và có khả năng chống thấm khí, ẩm khá tốt. Nhôm cũng là vật liệu chống thấm khí và chống ẩm rất tốt, đồng thời màng nhôm lại dễ dàng bóc tách, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

- Đóng gói, hoàn thiện sản phẩm bằng máy dán màng seal cao tần, đảm bảo bán thành phẩm dạng viên nang cứng được bảo quản tốt, tránh tác động xấu của môi trường bên ngoài.

- Lấy mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm.

- Tiến hành nhập kho, lưu trữ hồ sơ và lưu mẫu sản phẩm.

- Phân phối tới người tiêu dùng.

Toàn bộ quy trình sản xuất nêu trên đều phải đảm bảo tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (tiêu chuẩn GMP - Good manufacturing practice) trong sản xuất các sản phẩm TPCN. 

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất