Thực trạng ngành dược Việt Nam: Chưa khai thác tối ưu

Diễn đàn CEO "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược"

Doanh nghiệp TPCN cần phấn đấu "làm đúng"

Xây dựng nhà máy dược phẩm GMP EU: Không khó nhưng cần tính toán kỹ

Ngành dược cần làm gì để cạnh tranh ngay trên sân nhà?

Nhiều văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi để tháo gỡ khó khăn ngành y tế

Về bức tranh ngành dược nước ta, ThS.DS Nguyễn Diệu Hà - Tổng thư ký, Chánh Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam đánh giá: "Thị trường dược phẩm Việt Nam đến nay đã có những bước tiến nhất định. Tuy vậy, thị trường luôn có sự cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt là thuốc generic (bản sao của thuốc biệt dược)."

Theo bà, ngành công nghiệp dược Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bên cạnh các quốc gia như Indonesia, Ấn Độ. Tính đến năm 2022, nước ta có 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 228 doanh nghiệp đạt chuẩn Thực hành sản xuất tốt GMP của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO). Ngoài ra có 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cao của Liên minh châu Âu (EU) hay Nhật Bản.

ThS.DS Nguyễn Diệu Hà trình bày tham luận tại Diễn đàn CEO Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược - Ảnh: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

ThS.DS Nguyễn Diệu Hà trình bày tham luận tại Diễn đàn CEO "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược" - Ảnh: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Tuy nhiên, đặc điểm của ngành dược Việt Nam hiện nay là chủ yếu sản xuất thuốc generic và chưa khai thác hết công suất đầu tư. Đồng thời, điểm yếu còn do nước ta chưa nghiên cứu sản xuất thuốc hết hạn phát minh, chưa chú trọng chuyển giao công nghệ mới.

ThS.DS Diệu Hà nhận định, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trong ngành dược chưa cao, đa số các doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% doanh thu. Trong khi đó, các công ty nước ngoài có thể đầu tư tới 17% doanh thu.

ThS.DS Diệu Hà cũng phân tích, ngành dược Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa. Dân số 100 triệu người, với tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 11,9% tạo ra thị trường dược khá rộng lớn. Ngoài ra, mô hình bệnh tật cũng có sự thay đổi, bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường thường gặp ở người cao tuổi gia tăng.

Trong chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, Chính phủ đưa ra mục tiêu: Đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020. Dựa trên xu thế phát triển hiện nay, bà Diệu Hà cho rằng: "Các nhà đầu tư nên chú trọng tới các sản phẩm thuốc chuyên khoa, đặc trị, các sản phẩm hàm lượng khoa học công nghệ cao."

PGS.TS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp dược học, phân tích thách thức mà ngành công nghiệp dược đang gặp phải ẢNh: VietQ

PGS.TS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp dược học, phân tích thách thức mà ngành công nghiệp dược đang gặp phải ẢNh: VietQ

Cùng quan điểm trên, tại diễn đàn, PGS.TS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, ngành dược Việt Nam còn đang thiếu thuốc first generic (tức phiên bản generic đầu tiên của thuốc phát minh hết bản quyền, được đưa ra nhằm hạ giá thuốc và giúp người tiêu dùng tiếp cận với thuốc tốt hơn). Nếu không đáp ứng được "khoảng trống nhu cầu" này, doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trên chính thị trường của mình.

 

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) tổ chức Diễn đàn CEO "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược", là cầu nối để cơ quan quản lý, chuyên gia và các doanh nghiệp hàng đầu cùng chia sẻ kinh nghiệm, tìm cách tháo gỡ khó khăn và đề ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất dược.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý