Chất hoạt động bề mặt chiết xuất từ thực vật có thể ứng dụng vào sản xuất dầu gội lành tính "không sulfate"
9 điểm đến hàng đầu ở Malaysia
GS. Nguyễn Lân Dũng: Không nên xem thường món đậu phụ
Thành phần nên tránh khi mua thực phẩm chế biến sẵn
Bụi mịn PM2.5 và nỗi lo làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Hiểu đúng - dùng đúng TPCN trong hỗ trợ điều trị ung thư
Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất thực phẩm chức năng
Chất hoạt động bề mặt (tiếng Anh là surfactant) được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhằm hỗ trợ quá trình tẩy rửa được dễ dàng hơn. Phân tử các chất này có một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước, nhờ đó có đặc tính tạo bọt làm các chất bẩn không tan bị đẩy lên, lơ lửng trên bề mặt bọt.
Chất hoạt động bề mặt thường được thêm vào các sản phẩm hóa mỹ phẩm… với công dụng như chất tẩy rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt. Sodium lauryl sulfate là một trong những chất phổ biến trong dầu gội công nghiệp, nhưng đang dần bị “tẩy chay” do nguy cơ gây kích ứng da cao.
Hiểu được nhu cầu sử dụng dầu gội lành tính, tự nhiên và thân thiện với môi trường, các nhà khoa học đã tìm kiếm các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ thực vật với khả năng làm sạch tốt.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Processes, các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu và đại học tại Pernambuco, Brazil đã phát hiện ra 3 chất hoạt động bề mặt từ thực vật có nhiều tiềm năng thay thế chất hoạt động bề mặt tổng hợp.
3 nguyên liệu được sử dụng là hạt quinoa (diêm mạch, Chenopodium quinoa), đậu tương (Glycine max) và quả anh đào Tây Ấn (còn gọi là kim đồng nam, Malpighia emarginata). Thành phần chính trong các chất hoạt động bề mặt tự nhiên gồm các phospholipid, saponin và protein. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng chiết xuất trong các công thức dầu gội nhằm kiểm nghiệm khả năng làm sạch bã nhờn, độ pH, khả năng tạo bọt cũng như nguy cơ gây kích ứng.
Kết quả cho thấy, chất hoạt động bề mặt chiết xuất từ 3 loại thực vật trên có tính ổn định tốt ở các mức nhiệt độ (40-100 độ C) và các giá trị độ pH khác nhau. Các chiết xuất đều có tính chống oxy hóa đáng kể, trong đó nổi bật nhất là quả anh đào. Đặc tính này có thể đem lại lợi ích trong các sản phẩm dầu gội.
Về độ an toàn, chiết xuất hạt quinoa không gây kích ứng, chiết xuất đậu tương có khả năng gây kích ứng thấp, nên có thể sử dụng trong mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm mà không gây hại cho da. Trong khi đó, chiết xuất từ quả anh đào được coi là chất kích ứng mức độ trung bình, nhưng vẫn ở mức độ thấp hơn nhiều so với sodium lauryl sulfate.
Về khả năng tẩy rửa và làm sạch bã nhờn da đầu, công thức kết hợp các chiết xuất trên ở nồng độ 4% và 10% đều cho thấy tác dụng tương tự dầu gội công nghiệp.
Đặc biệt, kết hợp các chiết xuất tự nhiên với disodium cocoyl glutamate (DCG) 10% đem lại hiệu quả cao gấp 2,3 lần công thức chỉ có hoạt chất disodium cocoyl glutamate. Đây là chất tẩy rửa nhẹ và chất hoạt động bề mặt vốn được sử dụng làm chất tạo bọt trong dầu gội, bọt cạo râu, kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc da khác.
Khả năng làm sạch tốt nhất thuộc về công thức dầu gội: DCG + chiết xuất anh đào; DCG + chiết xuất đậu tương; DCG + chiết xuất quinoa + đậu tương. 2 công thức có độ pH phù hợp để làm sạch da đầu nhất (dao động từ 4.5-6.2) là: DCG + chiết xuất quinoa + anh đào và DCG + đậu tương.
Với những lợi ích đầy hứa hẹn này, các nhà khoa học cho thấy, chất hoạt động bề mặt làm từ đậu tương, hạt quinoa và quả anh đào khô có thể ứng dụng làm hoạt chất chính trong dầu gội, vừa lành tính lại có hiệu quả tốt. Nếu tiếp tục được nghiên cứu và kiểm soát chất lượng kỹ càng, một vài công thức trong nghiên cứu này có tiềm năng trở thành công thức dầu gội có thể sản xuất và bán ra thị trường.
Tham khảo toàn văn nghiên cứu TẠI ĐÂY.
Bình luận của bạn