Biến dược liệu thành nguyên liệu thực phẩm chức năng

Chiết xuất cao dược liệu vừa thuận tiện cho bảo quản, vừa giữ được dược tính, hoạt chất quan trọng của thảo dược

Uống cao dây thìa canh nhưng đường huyết vẫn cao phải làm sao?

Thay đổi tư duy để xây dựng kinh tế dược liệu

Nhận diện sâm Ngọc Linh - dược liệu quý hiếm và đắt đỏ

Trồng cây dược liệu: Từ vườn nhà, vườn rừng ra cánh đồng lớn

Ưu điểm của cao dược liệu

Cao dược liệu là dạng bào chế được điều chế bằng cách cô hoặc sấy dịch chiết từ dược liệu hoặc động vật với dung môi thích hợp (nước hoặc cồn) đến thể chất nhất định.

Cao dược liệu có thể chia làm các dạng lỏng, đặc hoặc khô. Cao lỏng dễ uống, dễ hấp thu và chuyển thành các dạng thuốc nước. Trong khi đó, cao khô lại có độ ẩm thấp (dưới 5%), ở dạng bột khô đồng nhất và dễ bào chế thành thực phẩm chức năng.

Tỷ lệ hoạt chất trong cao dược liệu (cao đặc, cao khô) thường cao hơn tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu. Riêng với cao lỏng 1:1 thì tỷ lệ hoạt chất trong cao bằng tỷ lệ hoạt chất có trong cây thuốc.

Cao dược liệu là nguyên liệu đầu vào cho bào chế dạng hiện đại (nang cứng, nang mềm, siro, cốm)

Cao dược liệu là nguyên liệu đầu vào cho bào chế dạng hiện đại (nang cứng, nang mềm, siro, cốm)

Cao dược liệu có tác dụng tốt và dễ sử dụng hơn các hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ dược liệu bởi trong cao chứa toàn bộ các hoạt chất và các chất có tác dụng hỗ trợ. Nguyên nhân là bởi cao dược liệu là dạng gần dạng thuốc sắc, phù hợp với người Việt và dễ ứng dụng theo các bài thuốc y học cổ truyền.

Khi ứng dụng và sản xuất công nghiệp, chiết xuất cao dược liệu cần được kiểm soát từ nhiệt độ, áp suất tới thời gian chế biến nhằm đảm bảo tính ổn định của các chất hóa học, hoạt tính của thảo dược.

Quy trình chiết xuất cao dược liệu cơ bản

Một trong những đơn vị sở hữu hệ thống máy móc hiện đại với quy trình chiết xuất cao dược liệu khép kín là Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC). Nhà máy chiết xuất cao dược liệu công nghệ cao IMC Quang Minh chiết xuất dược liệu ở mọi điều kiện áp suất và nhiệt độ, cho ra thành phẩm số lượng lớn nhưng đảm bảo được chất lượng đồng đều như: Cao trinh nữ hoàng cung, cao diếp cá, diệp hạ châu, cao lá ổi…

Nhà máy chiết xuất cao dược liệu công nghệ cao IMC chiết xuất được hầu hết tất cả các loại dược liệu ở mọi điều kiện áp suất và nhiệt độ - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Nhà máy chiết xuất cao dược liệu công nghệ cao IMC chiết xuất được hầu hết tất cả các loại dược liệu ở mọi điều kiện áp suất và nhiệt độ - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Quy trình chiết xuất cao dược liệu trong dung môi nước diễn ra như sau:

- Nguồn dược liệu đạt chuẩn được nhập kho, kiểm soát chất lượng và bảo quản.

- Làm sạch/rửa dược liệu/sơ chế dược liệu.

- Nạp liệu vào nồi chiết.

- Chiết xuất dược liệu trong lò hơi trong thời gian 3-5 tiếng/mẻ (tùy theo nguyên liệu đầu vào), sau đó cô đặc trong môi trường chân không để tách nước. Sấy chân không là phương pháp sấy khô sản phẩm trong môi trường có áp suất cực kỳ thấp. Sản phẩm được làm khô bằng máy sấy chân không nhanh hơn thông thường, không bị oxy hóa và dễ nghiền tán thành bột.

- Thành phẩm có các dạng cao đặc, cao lỏng, cao khô với độ ẩm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng cũng như mục đích sử dụng cao dược liệu.

Một trong những điểm đặc biệt của quy trình chiết xuất cao dược liệu tại IMC là thành phẩm cao được dẫn theo đường ống vào phòng sạch để kiểm soát chất lượng và độ ổn định của thành phẩm. Ngoài đáp ứng tiêu chuẩn về nhiệt độ qua hệ thống điều hòa trung tâm, phòng sạch còn yêu cầu khắt khe hơn về áp suất, độ sạch và nhiễm chéo, giúp hạn chế tối đa các tạp chất, thành phần lạ xuất hiện sẽ phá hủy hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất