Nghiên cứu mới tiết lộ loại protein chính liên quan đến suy tim

Protein ANGPTL2 được cho là có liên quan tới bệnh suy tim.

Một số thuốc NSAIDs có thể làm gia tăng nguy cơ suy tim

Thuốc chống viêm làm tăng nguy cơ suy tim

Suy tim đẩy nhanh quá trình mãn dục ở nam giới

Rối loạn nhịp tim có thể gây đột quỵ, suy tim và bệnh thận

Một loại protein quan trọng gây ra suy tim vừa được tiết lộ qua cuộc nghiên cứu mới tại trường ĐH Kumamoto, Nhật Bản. Protein có tên ANGPTL2 (Angiopoietin-like protein 2) được tiết ra từ các tế bào cơ tim và làm giảm lực co bóp của tim bằng cách: Giảm khả năng sản sinh năng lượng và chức năng điều chỉnh liệu pháp gen để ngăn chặn việc sản sinh ra ANGPLT2, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra tác dụng điều trị có lợi trên chuột bị suy tim và các tế bào cơ tim ở người. 

Suy tim là tình trạng chức năng tim suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Suy tim xuất hiện khi chức năng của tim bị suy giảm khiến cho tim không còn khả năng bơm đủ máu đi nuôi cơ thể. Các bệnh nhân suy tim nặng có tiên lượng bệnh rất xấu, với tỷ lệ sống sót từ 50 – 60% sau 5 năm cho dù được áp dụng các công nghệ y học và sử dụng các loại thuốc tiên tiến nhất.

Nhóm nghiên cứu của GS. Yuichi Oike tìm ra rằng các tế bào cơ tim ở bệnh nhân suy tim là những tế bào bị lão hóa, hoặc dưới áp lực máu cao (do tăng huyết áp) đã gia tăng sản xuất và bài tiết ra protein ANGPTL2. Nhóm nghiên cứu từng báo cáo rằng việc tiết quá mức protein ANGPTL2 từ tế bào bị lão hóa hoặc chịu áp lực cao sẽ gây ra viêm mãn tính và thúc đẩy sự phát triển các căn bệnh liên quan đến lối sống như xơ vữa động mạch, béo phì, đái tháo đường hoặc ung thư.

ANGPTL2 còn liên quan đến suy tim. Việc tiết ra protein ANGPTL2 quá mức từ các tế bào cơ tim làm suy giảm các chức năng quan trọng như kiểm soát nồng độ calci trong tế bào và sản sinh năng lượng, giúp duy trì lực co bóp của tim. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn giúp làm giảm sự sản sinh ANGPTL2 trong tế bào cơ tim, từ đó giúp giữ trái tim khỏe mạnh.

GS. Oike cho hay: "Chúng tôi khám phá ra rằng ANGPTL2 có liên quan mật thiết đến suy tim. Trong số những con chuột bị loại bỏ do không thể sản sinh ra protein, chứng suy tim bị kìm hãm phát triển theo cách tương tự như tập thể dục đều đặn vậy. Hơn thế nữa, chúng tôi đã tạo ra một loại virus không gây bệnh bằng kỹ thuật di truyền để lây nhiễm cho các tế bào cơ tim và tái sản sinh ARN đặc biệt giúp ngăn chặn sản sinh protein ANGPTL2”. Phương pháp trị liệu di truyền mới này trên mẫu chuột suy tim đã thành công trong việc ức chế sản sinh ANGPTL2 trong tế bào cơ tim, từ đó làm giảm tiến triển của bệnh suy tim.

Thêm vào đó, việc ngăn chặn ANGPTL2 giúp thúc đẩy kiểm soát nồng độ calci và làm tăng sản sinh năng lượng. Phương pháp trị liệu di truyền mới có thể có hiệu quả trong điều trị suy tim ở người. 

Phương pháp điều trị hiện nay đối với suy tim chủ yếu là chữa về triệu chứng. Phương pháp di truyền mới này được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp điều trị cơ bản giúp phục hồi chức năng tim. 

Thùy Chi H+ (Theo News-medical)

Gợi ý TPCN cho người bị suy tim:



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch