Tối nay ăn gì: Mỳ vịt tiềm nóng ấm

Mì vịt tiềm đặc trưng bởi hương vị của nước dùng và thịt vịt tiềm mềm, đậm vị và thơm (ảnh do tác giả cung cấp)

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 26/5/2022

Lời khuyên cho bạn gái trong ngày “đèn đỏ”

Mách bạn 4 loại mặt nạ chăm sóc da hỗn hợp siêu hiệu quả cho mùa Hè

Sơ cấp cứu đúng cách giúp người bệnh thoát “cửa tử”

Nếu gu ẩm thực của bạn là những món ăn Trung Hoa thì có lẽ bạn không thể bỏ qua món mỳ vịt tiềm. Một bát mỳ nóng ấm với hương vị thảo quả ngào ngạt sẽ giúp sưởi ấm cả tinh thần lẫn sức khỏe của thực khách.

Món ăn này đặc trưng bởi hương vị của nước dùng và thịt vịt tiềm mềm, đậm vị và thơm.

Nếu không có thời gian bạn có thể mua vịt quay sẵn ngoài hàng, về nhà lọc thịt và tiềm thì sẽ nhanh hơn. Còn nếu có thời gian, cố gắng làm từ thịt vịt tươi.

- Vịt mua con dày mình, chắc thịt, không quá béo. Rửa sạch phần thịt vịt, sau đó rửa lại với rượu gừng để khử mùi, rồi để ráo. Thắng một chút đường vàng tạo màu cánh gián, nước hàng còn nóng thì cho chút giấm trắng vào, để nguội trước khi phết lên bề mặt da vịt. Hỗn hợp này giúp cho da vịt sẽ có màu vàng sậm như cánh gián, tạo màu đẹp hấp dẫn cho món ăn. Trộn nước sốt ướp vịt với lá móc mật xé nhỏ (chỉ cần xé sơ), dầu hào, tỏi phi, ngũ vị hương, gia vị, nước mắm. Liều lượng gia vị này sẽ tùy thuộc vào trọng lượng của thịt vịt bạn mua để điều chỉnh cho phù hợp. Buộc chặt phần cổ vịt, đổ hỗn hợp nước sốt này vào bụng vịt và khâu phần bụng lại để nước sốt không chảy ra ngoài.

Sau khi đã hoàn tất sơ chế thịt vịt, cho vịt vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu để quay, thỉnh thoảng bạn nhớ kiểm tra và phết thêm hỗn hợp làm màu cho da vàng hơn.

z3435148680685_ef0286a4fbf48b435c4863d21fabdc1f

(Ảnh Phương Chi)

Trong lúc chờ quay thịt vịt, chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu cho nồi nước dùng. Ninh một ít xương lợn trên lửa nhỏ, chú ý thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong. Sau khi đun được 30 phút, cho thêm vào nồi cà rốt và củ cải thái khúc, tiếp tục ninh thêm 30 phút để lấy nước dùng có vị ngọt tự nhiên.

Rang thơm thảo quả, hoa hồi, hạt tiêu nguyên hạt, quế. Nướng hành củ khô, hành tây, gừng. Rửa sạch táo đỏ, thái khoanh và bỏ hột. Kỳ tử rửa sạch, để ráo. Nấm hương khô ngâm nở.

Sau khi thịt vịt đã quay xong, lọc riêng phần thịt đùi và ức vịt để làm nhân cho bát mỳ. Thịt đùi có thể để nguyên bày vào bát mỳ cho đẹp, thịt phần ức thái mỏng, to bản.

z3435148676707_43eee7fe2df949bca9e645f1305c9fd4

(Ảnh Phương Chi)

Cho xương, cổ cánh vịt cho vào nồi nước dùng (lúc này nên vớt bớt xương heo ra) cùng các loại gia vị, nấm hương, táo đỏ và kỳ tử vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 30-45 phút nữa để nước dùng thật ngọt và thơm dậy mùi thảo quả. Khi gần được, nêm nước mắm, gia vị, xì dầu. Lưu ý xì dầu cho vào làm nước dùng có màu đậm và tăng vị tiềm, nhưng thường người Việt mình không thích hợp thì chỉ nên cho ít xì dầu mà thôi.

Đun sôi một nồi nước, rót thêm chút dầu ăn, chần nấm đông cô và rau cải chíp. Chần xong xếp ra đĩa riêng từng loại.

Mỳ trứng hoặc mỳ vằn thắn chần nước sôi cho nở mềm, vớt ra thì đưa vào bát nước lạnh có chút dầu ăn để mỳ không bị dính và nát.

z3435148669230_50cec41e7ab342ed8b11588a4790df65

(Ảnh Phương Chi)

Dùng bát miệng rộng, xếp mì xuống đáy bát, rau cải, nấm đông cô, thịt vịt mỗi thứ xếp một góc bát. Chan nước dùng vào bát mỳ, rồi thưởng thức ngay khi đang nóng.

Bát mỳ vịt tiềm mang đến vị ngọt thanh tự nhiên từ nước dùng, thơm dậy mùi của thảo quả, xen với những miếng thịt vịt vừa mềm, vừa ngậy mà không ngấy.

Ở bất cứ thời tiết nào, một bát mỳ tiềm nóng hổi, ngào ngạt hương vị sẽ làm hài lòng thực khách dù khó tính nhất.

 
Phương Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng