Dùng đồ nhựa có thể dẫn tới rối loạn nội tiết tố
Những tác hại ít ai ngờ của kem chống nắng
Bỏ bữa sáng, ăn tối muộn: Thói quen tự sát của bệnh nhân tim mạch
"Cô bé" nóng đỏ và ngứa ngáy: Những cách khắc phục tự nhiên và an toàn
Hóa chất trong đồ nhựa có thể gây đái tháo đường, tăng huyết áp
1. Chỉ dùng kem chống nắng trong mùa Hè
Nhiều người chỉ dùng kem chống nắng trong mùa Hè, đặc biệt là khi đi biển hoặc đi bơi. Nhưng các chuyên gia da liễu khuyên, phụ nữ nên chăm sóc da bất kể lúc nào trong suốt cả năm.
Bác sỹ Deanne Mraz Robinson cho biết: Chúng ta tiếp xúc với bức xạ cực tím mỗi ngày, ngay cả khi trời mưa hoặc có mây. Tia UV làm hỏng ADN, có thể dẫn đến tổn thương, ung thư da. Đó là lý do tại sao việc bảo vệ làn da mỗi ngày là rất quan trọng.
2. Bỏ bữa
Bỏ bữa do bận công việc hoặc bị cuốn vào một loạt những việc vặt không tên, rất có hại cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Tucci, bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng gây mất ổn định lượng đường trong máu, điều này khiến bạn dễ chọn thực phẩm ít lành mạnh hơn và ăn nhiều hơn vào bữa ăn tiếp theo. Hơn nữa, theo thời gian, kiểu ăn uống thất thường này sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất.
3. Cắt giảm Carbs
Một số chế độ ăn kiêng như chế độ ăn keto yêu cầu việc cắt giảm carbs để giảm cân. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lo ngại về tác dụng phụ của việc làm này. Carbs là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là bộ não. Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ cần loại bỏ carbs tinh chế (như đồ nướng, bánh mì, mì ống, bánh quy, khoai tây chiên), tăng cường carbs phức tạp như trái cây, ngũ cốc, đậu, rau củ có chứa tinh bột (như khoai lang, bí, đậu Hà Lan)...
Cắt giảm những thực phẩm chứa carbs đơn giản, tăng cường các thực phẩm chứa carbs phức tạp
4. Lâu không thay tampon
Để tampon qua đêm có vẻ như là một cách để ngăn chặn kinh nguyệt rò rỉ ra giường. Nhưng chỉ nên dùng một miếng tampon trong 4 - 6 tiếng. Để lâu hơn thời gian này, vi khuẩn xấu sẽ sinh sôi trong âm đạo, gây viêm âm đạo.
5. Nhìn màn hình quá nhiều
Dành quá nhiều thời gian xem điện thoại, máy tính và các thiết bị khác ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của chúng ta. Theo bác sỹ về y học tích hợp Elizabeth Trattner, khi cúi xuống hàng giờ liền để xem điện thoại, máy tính, cơ ngực và xương ức (ngực và cổ) sẽ phải chịu áp lực, đồng thời lưng và cổ không thẳng hàng.
Hơn nữa, nhìn màn hình quá nhiều, bạn còn bị đau đầu, đau mắt, đau cổ và đau lưng. Ánh sáng nhân tạo của màn hình còn làm thay đổi các chất hóa học thần kinh trong não, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại không thể bỏ hoàn toàn điện thoại và các thiết bị điện tử, bạn chỉ cần ngồi với tư thế thích hợp, giới hạn thời gian xem màn hình mỗi ngày.
6. Sử dụng sản phẩm gây hại cho độ pH âm đạo
Điều trị nhiễm trùng nấm men hoặc vi khuẩn không chỉ gây phiền toái mà còn khiến bạn cảm thấy bực bội vì đã làm hết sức mà bộ phận nhạy cảm vẫn viêm nhiễm. Không phải sản phẩm nào cũng tương thích với độ pH tự nhiên của âm đạo. Độ pH cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men bằng cách giữ cho hệ thực vật âm đạo khỏe mạnh.
Khi cần làm sạch vùng nhạy cảm này, hãy tránh các sản phẩm có mùi thơm, nước hoa và nên sử dụng sản phẩm có độ ổn định pH âm đạo. Dùng xà phòng không mùi, hữu cơ, không chứa phthalate và nước ấm là tốt nhất. Hãy làm sạch bên ngoài âm đạo - môi âm hộ - không phải bên trong âm đạo, bởi cơ quan này có cơ chế tự làm sạch.
7. Dùng các chất gây rối loạn nội tiết
Có nhiều sản phẩm chứa hóa chất gây rối loạn nội tiết có thể làm thay đổi nồng độ estrogen, progesterone, testosterone và hormone tuyến giáp. Những hóa chất này có thể kể đến như phthalates có trong màng bọc thực phẩm, BPA (bisphenol A), có trong nhựa polycarbonate (với mã tái chế số 7) và nhựa epoxy, hóa chất perfluorination (PFC) trong dụng cụ nấu chống dính, giấy gói thức ăn nhanh, đĩa và cốc giấy, nhôm dùng để bọc thực phẩm mang đi...
Để tránh những hóa chất này, bạn nên đọc kỹ các thành phần được ghi trên nhãn.
Bình luận của bạn