Dây thần kinh kiểm soát hoạt động hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn máu của cơ thể bị tổn thương ở người mắc Covid-19 kéo dài.
Thụy Điển tuyên bố đại dịch COVID-19 kết thúc, bất chấp mọi cảnh báo
Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, nhanh khỏi nhưng vẫn còn nỗi lo hậu COVID
Đón xem livestream: Tổn thương tim mạch hậu COVID-19 làm sao để chữa lành?
Cảnh giác với hội chứng “sương mù não” hậu COVID-19
Theo Reuters, nghiên cứu được thực hiện dựa vào việc kiểm tra chuyên sâu đối với 17 trường hợp mắc chứng COVID-19 kéo dài - tình trạng phát sinh trong vòng 3 tháng sau khi nhiễm và kéo dài trong ít nhất 2 tháng.
Tiến sĩ Anne Louise Oaklander, chuyên gia về thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, là người dẫn dắt nghiên cứu, cho biết, khoảng 30% bệnh nhân từng mắc COVID-19 có triệu chứng kéo dài với các triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, yếu cơ.
Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các bệnh nhân có các triệu chứng khớp với một loại tổn thương thần kinh được gọi là tổn thương thần kinh ngoại biên. Tất cả bệnh nhân trừ 1 người đã từng mắc COVID-19 thể nhẹ và không ai bị tổn thương dây thần kinh trước khi nhiễm SARS-CoV-2. Họ đã tiến hành một loạt thử nghiệm để xác định liệu các dây thần kinh có bị ảnh hưởng hay không.
"Chúng tôi đã xem xét từng xét nghiệm, chẩn đoán khách quan. Đại đa số mắc bệnh lý thần kinh ngoại vi (tổn thương các sợi thần kinh nhỏ) ghi nhận cảm giác và điều chỉnh các chức năng cơ thể không tự chủ như hệ tim mạch và hô hấp", bà Oaklander nói.
Phát hiện này phù hợp với một nghiên cứu hồi tháng 7 năm ngoái trong đó phát hiện mối liên hệ giữa tổn thương dây thần kinh giác mạc và chẩn đoán COVID-19 kéo dài.
Trong nghiên cứu hiện tại, 11 trong số 17 bệnh nhân được điều trị bằng steroid hoặc globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG), một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho những bệnh nhân bị tổn thương sợi thần kinh nhỏ do phản ứng miễn dịch gây ra. Một số cải thiện mặc dù không có cách nào được chữa khỏi.
Bình luận của bạn