Tổng quan về phương pháp đốt điện tim trị rối loạn nhịp tim

Đốt điện tim là một phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến

Ngoại tâm thu nhĩ: Những thông tin không thể bỏ qua

Nhịp nhanh kịch phát điều trị như nào, đốt điện tim hết không?

Các cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

Tim nhịp đập, nhịp bỏ là bệnh gì, điều trị thế nào?

Phương pháp đốt điện tim là gì?

Đốt điện tim là phương pháp sử dụng sóng cao tần để triệt đốt những mô tim bị nghi ngờ khởi phát cơn loạn nhịp, từ đó tạo ra những vết sẹo nhỏ trong mô tim, ngăn ngừa các tín hiệu bất thường trong tim. Trong một số trường hợp, đốt điện tim có thể ngăn chặn các tín hiệu điện bất thường đi vào tim, từ đó ngừng tình trạng rối loạn nhịp tim.

Đốt điện tim đôi khi có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật tim hở. Tuy nhiên, phương pháp này thường được thực hiện qua đường ống thông nhiều hơn vì đây là thủ thuật ít xâm lấn, giúp rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh.

Tại sao cần thực hiện đốt điện tim?

Đốt điện tim là phương pháp được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề về rối loạn nhịp tim khi người bệnh dùng thuốc không có đáp ứng hoặc không thể dùng được thuốc vì nhiều lý do.

Theo đó, các xung điện tim sẽ phải đi theo một đường dẫn chính xác để có thể giúp tim co bóp bình thường. Bất kỳ sự gián đoạn nào xảy ra với các xung điện này đều có thể gây ra rối loạn nhịp tim.

Trên thực tế, đốt điện tim thường không phải lựa chọn điều trị đầu tiên. Phương pháp này thường chỉ được xem xét trong các trường hợp:

Người không đáp ứng tốt với thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có thể cần đốt điện tim

- Người bệnh đã thử dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhưng không có hiệu quả.

- Người bệnh gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.

- Các dạng rối loạn nhịp tim đáp ứng tốt với phương pháp đốt điện tim, ví dụ như hội chứng Wolff-Parkinson-White và nhịp nhanh trên thất.

- Người có nguy cơ cao bị biến chứng ngừng tim đột ngột do rối loạn nhịp tim.

Đốt điện tim có rủi ro gì?

Giống như các phẫu thuật khác, đốt điện tim cũng có thể gây ra một vài biến chứng như:

- Chảy máu, nhiễm trùng tại vị trí đặt ống thông.

- Ống thông có thể gây xước, làm tổn thương lòng mạch máu.

- Gây tổn thương van tim.

- Gây tổn thương hệ thống điện tim và buộc phải cấy máy tạo nhịp tim.

Đốt điện tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

- Làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông tại chân hoặc phổi (huyết khối tĩnh mạch).

- Nguy cơ đau tim, đột quỵ.

- Nguy cơ hẹp tĩnh mạch phổi.

- Tổn thương thận do thuốc nhuộm sử dụng trong quá trình phẫu thuật.

- Tử vong trong một số trường hợp hiếm gặp.

Chuẩn bị trước phẫu thuật đốt điện tim

Trước hết, bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng tim. Bác sỹ cũng có thể thảo luận với bạn về những rủi ro và lợi ích của việc đốt điện tim.

Người bệnh sẽ cần ngừng ăn, uống từ đêm trước ngày phẫu thuật. Nếu bạn phải dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sỹ xem bạn có nên tiếp tục dùng thuốc trước khi làm phẫu thuật hay không. Với thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, bạn có thể phải ngừng dùng thuốc vài ngày trước khi làm phẫu thuật.

Quá trình đốt điện tim

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sỹ sẽ cho bạn tiêm thuốc an thần, gây tê một vùng nhỏ gần tĩnh mạch bẹn, cổ hoặc cẳng tay.

Tiếp theo đó, các bác sỹ sẽ sử dụng ống thông dài, linh hoạt có điện cực ở phần đầu, đưa qua tĩnh mạch hoặc động mạch ở bẹn rồi luồn tới tim. Thông qua những ống thông này, các bác sỹ sẽ ghi lại hoạt động điện tim, dùng năng lượng (dưới dạng nhiệt hoặc laser) để “đốt” các mô gây rối loạn nhịp tim.

Trong một số trường hợp, các bác sỹ cũng có thể cắt đốt chặn tín hiệu điện để ngăn rối loạn nhịp tim, buộc tín hiệu điện phải đi qua con đường khác ổn định hơn.

Đốt điện tim thường được thực hiện trong vòng từ 3 - 6 giờ. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi ống thông di chuyển trong cơ thể. Nếu thấy đau dữ dội, khó thở, hãy thông báo ngay cho bác sỹ.

Chăm sóc sau đốt điện tim

Sau phẫu thuật, người bệnh thường được nghỉ ngơi, theo dõi thêm trong vòng 4 - 6 giờ để ngăn tình trạng chảy máu, biến chứng sau phẫu thuật.

Bạn có thể cảm thấy hơi đau sau khi làm phẫu thuật, nhưng cảm giác đau thường không kéo dài quá 1 tuần. Nhiều người cũng có thể trở lại với các hoạt động thường ngày trong vòng vài ngày sau đốt điện tim.

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, ổn định nhịp tim, bạn vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh bằng cách hạn chế ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch, duy trì cân nặng ổn định và tránh căng thẳng.

Đặc biệt, người bệnh sau khi đốt điện tim có thể dùng chế phẩm chứa thảo dược khổ sâm để giúp duy trì hiệu quả sau đốt điện tim, ngăn ngừa cơn loạn nhịp tái phát sau đốt điện.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch