Trầm cảm là “bạn thân” của tim mạch

Trầm cảm là mối đe dọa lớn với người bị bệnh tim mạch

Phụ nữ và những ảo tưởng về bệnh tim

Hồi hộp, tim đập nhanh có phải bệnh tim mạch?

Răng rụng dự báo bệnh tim?

Mắc hội chứng chuyển hóa - Dễ tử vong do bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ bị trầm cảm

Người mắc các bệnh tim mạch như suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim... có khả năng bị trầm cảm cao hơn so với những người khỏe mạnh. Tình trạng mệt mỏi kéo dài khiến người bệnh không thể tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, lúc đó họ có suy nghĩ tiêu cực, chán nản, thất vọng... nặng hơn sẽ dẫn đến trầm cảm.

Theo các số liệu thống kê cho thấy, nguy cơ mắc trầm cảm sau nhồi máu cơ tim cao gấp 3 – 3,5 lần và ở bệnh nhân suy tim cao gấp 4 - 5 lần so với người bình thường; Tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân suy tim khoảng từ 35 - 38%. Triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân tim mạch có thể bị che lấp bởi các triệu chứng của bệnh tim mạch và ngược lại. Vì vậy, để chẩn đoán bệnh nhân tim mạch bị trầm cảm, việc tầm soát thường quy là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trầm cảm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh tim

Đối với những người không có bệnh tim, khi bị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ của một cơn đau tim và phát triển bệnh động mạch vành. Những thói quen của lối sống tiêu cực ở bệnh nhân trầm cảm như hút thuốc, uống rượu quá nhiều, ăn uống thất thường sẽ đóng góp vào sự phát triển của bệnh tim. Căng thẳng nhiều có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, tổn thương động mạch, nhịp tim bất thường và suy yếu hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, ở những bệnh nhân trầm cảm có sự gia tăng phản ứng tiểu cầu và tăng các dấu hiệu tiền viêm – những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, New York (Mỹ): “Những người mắc bệnh về tim mạch thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ giảm lượng máu lưu thông và tăng 48% nguy cơ tử vong sớm. Đối tượng nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành bảng hỏi về các dấu hiệu stress, buồn nôn, chán nản, mức độ không kiểm soát được các vấn đề trong cuộc sống. Kết quả cho thấy, stress và trầm cảm làm tăng nguy cơ đau tim và tử vong sớm”.

Theo các chuyên gia, những bệnh nhân tim mạch chỉ có triệu chứng căng thẳng hoặc chỉ có triệu chứng trầm cảm nặng sẽ giảm nguy cơ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim so với những người mắc cả hai triệu chứng trên. Trầm cảm trong bệnh tim mạch tương đối phổ biến và có mối liên hệ 2 chiều. Vì vậy, chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tim mạch mắc trầm cảm.

Các phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay có hiệu quả tốt và tương đối an toàn với tất cả người bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân đều đáp ứng tốt với cùng một phương pháp, nên hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các tác dụng phụ của thuốc, để có thể thay đổi hoặc điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu tác dụng phụ và đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi và duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hay một vài kỹ thuật giúp thư giãn và giảm căng thẳng để có thể quản lý trầm cảm và bệnh tim một cách hiệu quả nhất.

Thùy Trang H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch