Trầm cảm sau đột quỵ có điều trị được không?

Trầm cảm sau đột quỵ nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?

Vui Xuân hết trầm cảm

Bố mẹ trầm cảm, con sinh non

Sàng lọc trầm cảm trước sinh có cần thiết?

Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Đột quỵ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm giảm khả năng vận động, giao tiếp và nhận thức. Không chỉ vậy, đột quỵ cũng có thể gây ra tình trạng trầm cảm, kể cả ở những người chưa từng bị trầm cảm trước đó.

1/4 trường hợp đột quỵ bị trầm cảm nặng, một phần là do người bệnh quá sốc với những tác hại khủng khiếp mà cơn đột quỵ gây ra. Đúng như bạn nghĩ, chấn thương não do đột quỵ cũng có thể dẫn đến những thay đổi về hóa học trong não và dẫn đến trầm cảm. Hay nói cách khác, trầm cảm sau đột quỵ có thể giống với trầm cảm sau khi mắc trọng bệnh không gây tổn thương não (chẳng hạn như nhồi máu cơ tim hoặc ung thư), nhưng cũng có thể gây ra bởi não bộ đã bị tổn thương.

Không nên xem thường trầm cảm sau đột quỵ bởi nếu không điều trị, tình trạng này có thể cản trở sự hồi phục của cơ thể hoặc làm trầm trọng thêm sự khuyết tật về nhận thức. Trầm cảm sau đột quỵ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn làm tăng tỷ lệ tử vong sớm trong những năm tiếp theo. 

May mắn là các thuốc chống trầm cảm tương đối hiệu quả trong trường hợp này. Thuốc chống trầm cảm không chỉ làm giảm trầm cảm mà còn ảnh hưởng tích cực đến não bộ giúp cải thiện các chức năng bị suy yếu khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với vật lý trị liệu có thể giúp hồi phục tình trạng tê liệt, yếu cơ và khuyết tật do đột quỵ gây ra.

Bên cạnh đó, có rất nhiều phương pháp giúp mẹ bạn phục hồi chức năng sau đột quỵ. Bạn nên đưa mẹ đến khám và điều trị tại các bác sỹ có kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất.

Chúc mẹ bạn mau hồi phục!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh