Trẻ bị ho khan lâu ngày là mắc bệnh gì?

Trẻ bị ho khan lâu ngày có thể đau họng, mất ngủ, cáu kính

19 cách trị ho cho trẻ: Tự nhiên, an toàn, không lạm dụng thuốc

Làm sao để thoát khỏi ho khan kéo dài nhiều năm?

Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?

Ngứa họng, ho khan và các biện pháp điều trị tự nhiên

Ho khan là gì? 

Ho khan là ho không có chất nhầy hay đờm. Nếu trẻ bị ho khan, bạn sẽ thấy trẻ ho đột ngột, tiếng vang, giải phóng khí từ phổi. Khi trẻ bị ho khan, trẻ có thể bị đau họng hoặc khó chịu. Ho dai dẳng, ho kéo dài hoặc nghiêm trọng cũng gây ảnh hưởng đến các thói quen hàng ngày của trẻ, bao gồm cả ăn và ngủ. Lúc này, bé không chỉ ho mà còn cảm thấy cực kỳ khó chịu, cáu kỉnh. 

Khi trẻ bị ho, có nghĩa là cơ thể trẻ đang cố gắng tự bảo vệ mình trước những tác hại xấu - có thể là từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài môi trường. Ho giúp làm sạch đường thở của bé, loại bỏ những chất kích thích ra khỏi đường thở. 

Nguyên nhân gây ho khan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1. Cảm lạnh

Ho khan thường xảy ra vào giai đoạn cuối cùng của cảm lạnh. Hầu hết trẻ bị cảm lạnh là do mắc phải một loại virus. Nó ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, bắt đầu như là một kích ứng nhẹ hoặc cảm giác đau ở cổ họng. 

Trẻ bị ho khan có thể là do cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh, bạn sẽ nhận thấy trẻ bị ho có đờm. Sau một vài ngày, các triệu chứng của cảm lạnh sẽ giảm bớt. Lúc này, bạn sẽ thấy trẻ ho mà không có chất nhầy - ho khan.

2. Cúm 

Trong một số trường hợp, siêu vi khuẩn cúm cũng có thể gây ra một số triệu chứng giống hệt như cảm lạnh. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng sẽ rất nghiêm trọng. Cũng giống như các trường hợp cảm lạnh thông thường, cúm bắt đầu bằng ho khan và tiếng ho khàn. 

Khi các triệu chứng bệnh bắt đầu cải thiện, bạn sẽ nhận thấy sự xuất hiện của đờm khi trẻ ho.

3. Chất kích ứng có trong môi trường 

Trẻ có thể nhạy cảm, phản ứng với các chất kích thích có trong môi trường. Những chất này ảnh hưởng đến cơ thể non nớt và bé bỏng của trẻ nhiều hơn so với người lớn. 

Có nhiều chất kích thích có trong môi trường có thể dẫn đến ho khan: Khói thuốc lá, khí hậu nóng và khô hoặc mùi hóa chất mạnh... Những thứ này có thể khiến cổ họng của trẻ bị khô và ngứa, dẫn đến ho khan.

4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, những thứ có trong dạ dày, trong đó có cả nhiều loại acid sẽ trở lại thực quản thay vì ở trong dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát ở cổ họng và đường hô hấp của trẻ. Trào ngược thường sẽ khiến bé bị trớ, hoặc nôn mửa.

Khi các acid hoặc những thứ có trong dạ dày đi đến thực quản và cổ họng, chúng có thể kích thích cổ họng nhạy cảm của trẻ. Lúc này trẻ có thể ho khan, ho dai dẳng mà không kèm theo triệu chứng nào khác. 

5. Bệnh ho gà 

Bệnh ho gà là do nhiễm khuẩn xảy ra ở hệ hô hấp của trẻ và rất dễ lây lan. Nếu trẻ bị bệnh ho gà, bạn sẽ nhận thấy trẻ ho khá mạnh, dai dẳng. Trẻ cũng sẽ tạo ra một âm thanh rất khác biệt trong khi hít vào, âm thanh giống như tiếng rít.

Bệnh ho gà có thể khiến trẻ bị nghẹt thở, nguy hiểm đến tính mạng. Trong một số trường hợp, ho khan mạnh hoặc dai dẳng cũng dẫn đến những triệu chứng khác như chảy nước mắt, thè lưỡi, khó thở.

Anh Nguyễn H+ (Lược dịch theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ