Tảo Spirulina được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều dưỡng chất có lợi
Dùng tảo spirulina thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe?
Lợi ích giảm cân của tảo spirulina
Tảo Spirulina có tốt cho người đái tháo đường?
Viên tảo Spirulina
Spirulina là gì?
Spirulina là vi tảo sợi nổi tự do phát triển trong nước có tính kiềm. Do giá trị dinh dưỡng cao, Spirulina đã được tiêu thụ như thực phẩm trong nhiều thế kỷ ở Trung Phi.
Hiện nay, tảo Spirulina đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là một sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Tảo Spirulina có ở dạng bột, mảnh vụn, viên nén... Bột và mảnh nhỏ Spirulina thường được thêm vào nước trái cây, sinh tố.
Nếu dùng không đúng cách, tảo Spirulina có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của bạn.
Tác dụng phụ của tảo Spirulina:
1. Làm trầm trọng thêm tình trạng Phenylketonuria
Phenylketonuria là một rối loạn di truyền trong đó bệnh nhân không thể chuyển hóa acid amin được gọi là phenylalanine do thiếu một enzyme là phenylalanine hydroxylase. Bệnh nhân sẽ bị chậm phát triển, co giật, hiếu động thái quá và không có khả năng phân tích. Tảo xoắn Spirulina lại rất giàu phenylalanine.
Tảo xoắn Spirulina chứa nhiều dưỡng chất nhưng có thể gây dị ứng
2. Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn phát triển khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể, gây tổn thương cơ quan và viêm. Viêm khớp, hen suyễn, bạch biến, đái tháo đường type 2, bệnh đa xơ cứng, bệnh vẩy nến... là các bệnh tự miễn.
Khi dùng Spirulina, cơ thể phản ứng quá mức và khuếch đại hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đã có từ trước hoặc khiến tình trạng viêm thêm nặng.
3. Tác động với thuốc ức chế miễn dịch
Spirulina giúp kích thích hệ miễn dịch, nó có thể can thiệp vào thuốc đặc biệt là thuốc ức chế miễn dịch. Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch không được dùng Spirulina. Ngoài ra, loại tảo này cũng làm giảm tác dụng của thuốc, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
4. Có thể chứa kim loại nặng
Một số loại tảo Spirulina có thể bị nhiễm kim loại nặng như thủy ngân, cadmium, arsenic và chì trong quá trình sản xuất. Nhiễm kim loại nặng sẽ gây hại cho thận, gan...
5. Nhiễm độc thận
Cơ thể chúng ta tạo ra một lượng đáng kể amoniac vì nó chuyển hóa protein trong Spirulina, được chuyển thành ure. Điều này khiến thận phải làm việc quá tải để loại bỏ một lượng lớn ure ra khỏi máu, có thể dẫn đến suy thận. Một số người còn bị sỏi thận do nồng độ ure cao.
6. Phù, trọng lượng cơ thể biến động
Spirulina chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Những người bị suy giảm chức năng thận sẽ không thể đào thải những dưỡng chất không cần thiết từ máu. Một trong những khoáng chất được tìm thấy nhiều nhất trong Spirulina là iod. Bổ sung quá nhiều iod có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và tuyến cận giáp. Những triệu chứng này rõ rệt hơn ở những người bị cường giáp.
7. Buồn nôn, khó tiêu hóa
Các loại tảo bị nhiễm chất gây ô nhiễm, chẳng hạn chất độc được tạo ra từ tảo xanh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, mất nước.
8. Gây lo âu, bệnh thần kinh vận động
Tảo Spirulina có thể chứa chất độc thần kinh như β-methylamino-L-alanine, hoặc BMAA, có thể gây ra các rối loạn thoái hóa thần kinh nghiêm trọng như bệnh thần kinh vận động (MND), Alzheimer, Parkinson, mất trí nhớ, lo lắng và mất ngủ kéo dài.
9. Rủi ro cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Tảo Spirulina chưa được chứng minh là có an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú hay không. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng nên tránh xa Spirulina bởi nó có thể gây dị ứng và tử vong.
Bình luận của bạn