Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Đặc trưng mẹ cần biết

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những dấu hiệu khác thường về mặt cảm xúc, cảm giác, tri giác, tư duy...

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ: Đừng vội nản lòng

Vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao?

Nhận biết trẻ chậm phát triển tâm thần

Infographic: Giải pháp cho trẻ bị tự kỷ

Hiểu về các đặc điểm đặc trưng của trẻ chậm phát triển sẽ giúp các mẹ có định hướng để tìm ra cách chơi và dạy con, giúp con phần nào hòa nhập được với cuộc sống.

Đặc điểm cảm giác và tri giác

Trẻ thường chậm chạp, ít linh hoạt, thiếu tính tích cực trong quan sát. Trẻ gặp rắc rối trong việc phân biệt các sự vật hiện tượng. Sự khó khăn này của trẻ chậm phát triển trí tuệ được thể hiện rất rõ trong phân biệt màu sắc, những nét tạo nên sự khác nhau hay giống nhau giữa các sự vật hiện tượng, kích cỡ, hình dáng, cấu trúc của sự vật và cao hơn là những đặc điểm đặc thù của đối tượng.

Hiểu những đặc trưng của trẻ chậm phát triển trí tuệ để có phương pháp giáo dục phù hợp. (Ảnh  Huy Hùng - Vũ Tiệp - Công Hải)

Đặc điểm về tư duy

Trẻ chậm phát triển trí tuệ chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, ghi nhớ máy móc (nhớ nhưng chưa hiểu). Ví dụ, khi quan sát con chim, trẻ chú ý một đặc điểm là chim thì bay được, sau đó giáo viên cho trẻ quan sát về côn trùng hay con bướm đang bay thì trẻ nói côn trùng và bướm đều là chim (vì bay được). Điều đó để nói lên rằng trẻ chậm phát triển trí tuệ chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài, còn ghi nhớ có ý nghĩa hay ghi nhớ logic đối với các em cực kì khó khăn. Ngoài ra trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán. Trong các hoạt động hay thực hiện nhiệm vụ trẻ thường khó xác định cái gì là đúng hay sai nên không điều khiển được hành vi của mình.

Đặc trưng về trí nhớ

Quá trình ghi nhớ của trẻ chậm phát triển trí tuệ không bền vững, chậm nhớ - nhanh quên. Hiện tượng này là một đặc điểm trí nhớ nổi bật của trẻ chậm phát triển trí tuệ. So với trẻ bình thường, số lượng đối tượng khác nhau trong trí nhớ ngắn hạn của trẻ này ít hơn hẳn. Trẻ rất khó nhớ được các thông tin mang tính trừu tượng và khi cần hồi tưởng thì trẻ thường nhớ không chính xác hoặc quên thậm chí trong một thời gian rất ngắn.

Đặc điểm ngôn ngữ

Ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ chậm hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi. Những trẻ này, khi đến tuổi đi học có vốn từ ít, ít dùng những câu phức tạp, ít dùng liên từ. Các em cũng rất khó khăn khi cần tìm những từ diễn tả ý nghĩ của mình và thường trả lời cộc lốc. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không hiểu được những từ ngữ có tính chất trừu tượng, đặc biệt là trẻ rất khó nắm bắt những khái niệm về các sự vật và hiện tượng xung quanh.

 Giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ là việc làm khó, lâu dài nhưng có thể thực hiện được nếu các ba mẹ sử dụng các phương pháp dạy tích cực. Ngoài việc phải kiên trì trong việc nuôi dạy con, các ba mẹ cũng nên tham khảo các loại thảo dược tự nhiên tốt cho não, sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng để giúp não trẻ phát triển khỏe mạnh.

Ngọc Hoa H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ