Trẻ ho và thở khò khè: Bệnh gì, nguy hiểm không?

Trẻ ho và thở khò khè có thể là do cảm lạnh

Phân biệt: Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm khuẩn

Phân biệt đau họng cảm lạnh, viêm họng và đau họng viêm amidan

Trẻ bị ho và cảm lạnh: Có nên uống thuốc ngay?

Tại sao bạn bị cảm lạnh trong mùa Hè nắng nóng?

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị ho và thở khò khè có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Bởi trẻ có thể bị ngừng thở nếu bị suy hô hấp nặng.

Nguyên nhân gây ho và thở khò khè:

- Cảm lạnh và các loại virus khác: Đây là nguyên nhân gây ho phổ biến. 

- Nghẹn: Ho đột ngột và trẻ có vẻ không khỏe. 

- Viêm thanh khí phế quản (Croup): Bệnh thường gây ra tiếng ho khàn khàn. 

- Viêm phế quản: Đây là nhiễm trùng ngực, có thể gây ho và thở khò khè. 

- Khói thuốc lá xung quanh trẻ.

- Viêm mũi dị ứng: Có thể do bọ ve, lông động vật, nấm mốc gây ra. Ngoài ho, viêm mũi dị ứng còn gây hắt hơi, sổ mũi. 

- Dị ứng: Dị ứng có thể gây ho sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. 

- Hen suyễn: Ho có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc sau khi tập thể dục. Trẻ cũng có thể thở khò khè. 

- Ho gà: Một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. 

- Viêm phổi: Bệnh gây ho đột ngột, sốt cao, thở nhanh. Có thể phòng ngừa viêm phổi bằng vaccine. 

Ho và thở khò khè thường không phải do hen suyễn 

Ho và thở khò khè là những triệu cứng phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh và nhiễm trùng ngực. Những triệu chứng này thường không có nghĩa là trẻ bị hen suyễn. Thường thì rất khó để biết trẻ có bị hen suyễn hay không, vì trẻ có đường hô hấp hẹp hơn người lớn và có xu hướng bị cảm lạnh nhiều lần. 

Hầu hết các bác sỹ không chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi, một khi các cơ xung quanh đường hô hấp trong phổi đã trưởng thành. Đôi khi, bác sỹ có thể kê đơn thuốc hen suyễn trước khi trẻ được 12 tháng tuổi, để xem các triệu chứng có đáp ứng với thuốc hay không. 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện 

Trẻ có thể bị ngừng thở trong một cơn suy hô hấp nặng. Nếu ho và thở khò khè không được điều trị, hoặc nếu trẻ có vẻ mệt mỏi, không khỏe, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Trẻ bị ho và thở khò khè có vẻ mệt mỏi, khó chịu cần đi khám ngay

Đưa trẻ đi khám ngay lập tức trong các trường hợp sau: 

- Có vấn đề về việc thở: Nếu trẻ khó thở hoặc hơi thở trở nên nhanh hay bất thường. 

- Hít thở có tiếng ồn: Nếu hơi thở của trẻ nghe có tiếng ồn khi trẻ không khóc. 

- Thay đổi màu da: Nếu da chuyển sang màu xanh hoặc nhợt nhạt hơn. 

- Mệt mỏi: Nếu trẻ có vẻ mệt mỏi bất thường. 

- Nghẹn: Nếu trẻ đột nghiên bắt đầu ho và có vẻ bất thường, trẻ có thể bị nghẹt thở. Trẻ có thể đã cho vật gì đó vào đường hô hấp. Trẻ bị nghẹt thở cần được cấp cứu ngay lập tức.

- Có gì đó mắc kẹt trong mũi: Trẻ bị chảy nước mũi một bên hoặc mũi bị tắc có thể có dị vật trong mũi, nên được bác sỹ khám. 

- Không ăn hoặc không uống.

- Sốt: Nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 37 độ C.

Làm thế nào để giúp trẻ?

Thông thường, ho sẽ hết trong vài ngày tới vài tuần. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, hãy đưa trẻ đi khám. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách: 

- Hãy an ủi trẻ: Cố gắng giữ cho bé bình tĩnh. Ho và thở khò khè có thể làm trẻ khó chịu. 

- Cho trẻ uống nước thường xuyên: Cho trẻ uống từng chút nước, thường xuyên hơn, giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh. 

- Tránh hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây ra các vấn đề hô hấp ở trẻ sơ sinh. 

- Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc: Thuốc kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cảm lạnh, cúm... Thuốc ho không kê đơn không thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không được sự chỉ định từ bác sỹ, vì có bằng chứng cho thấy chúng có thể gây hại cho một số trẻ, che giấu các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. 

Vân Anh H+ (Theo betterhealth.vic.gov.au)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp