Trẻ kén ăn: Do di truyền hay cách nuôi dạy?

Tính kén ăn ở trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố di truyền

Vảy nến thể mảng có biểu hiện như thế nào?

Podcast: Trẻ biếng ăn khi đi học, cha mẹ nên làm gì?

Mùa Hè, trẻ lười ăn phải làm sao?

5 bí quyết giúp trẻ hết biếng ăn

Đây là kết quả được các nhà khoa học tại Đại học London (UCL), Trường Đại học King’s College, Đại học Leeds (Vương quốc Anh) thu thập từ nghiên cứu đoàn hệ quy mô lớn trên 2.400 cặp trẻ sinh đôi. Theo đó, phụ huynh hoàn thành các bảng khảo sát về thói quen ăn uống của trẻ tại các mốc 16 tháng tuổi, 3-5-7-13 tuổi.

Sau phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện, trong suốt thời gian đó, mức độ kén ăn của trẻ duy trì khá ổn định. Tính cách này được định nghĩa là trẻ có xu hướng chỉ ăn một vài loại thực phẩm nhất định và ngại thử các món ăn mới lạ. Trong đó, trẻ khảnh ăn nhất vào khoảng 7 tuổi, sau độ tuổi này sẽ ăn uống dễ dàng hơn.

Để làm rõ ảnh hưởng của gene và môi trường tới tình trạng kén ăn của trẻ, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ kén ăn ở trẻ sinh đôi khác trứng (có chung 50% kiểu gene) và trẻ sinh đôi cùng trứng (có chung 100% kiểu gene). Họ phát hiện ra rằng, độ tương đồng về thói quen kén ăn ở các cặp sinh đôi cùng trứng cao hơn các cặp sinh đôi khác trứng. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới tính “kén cá chọn canh” trong ăn uống của trẻ.

Cha mẹ nên can thiệp trước khi trẻ 3 tuổi để cải thiện tính kén ăn của con

Cha mẹ nên can thiệp trước khi trẻ 3 tuổi để cải thiện tính kén ăn của con

Ngoài ra, theo thời gian, các cặp sinh đôi cùng trứng cũng không còn kén ăn giống nhau nữa, do các yếu tố như trải nghiệm cá nhân. Ví dụ, đến tuổi teen, trẻ còn chịu ảnh hưởng từ thói quen ăn uống của bạn bè đồng trang lứa.

Theo TS. Zeynep Nas – Ngành Khoa học hành vi và Sức khỏe, UCL, đồng thời tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Kén ăn là vấn đề thường gặp ở trẻ em, khiến phụ huynh và người chăm sóc trẻ phải đau đầu. Nhiều người, thậm chí chính cha mẹ cho rằng trẻ kén ăn là do cách nuôi dạy của mình”. Nhưng từ kết quả nghiên cứu này, có thể thấy kén ăn đa phần là bẩm sinh mà có.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, kén ăn ở trẻ không phải là một giai đoạn nhất thời, mà có thể trở thành một xu hướng kéo dài tới tận tuổi vị thành niên.

GS. Clare Llewellyn – người hướng dẫn nghiên cứu, thông tin thêm, mặc dù yếu tố di truyền có tác động then chốt với tính kén ăn ở trẻ, yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Trong đó, những điểm chung như trẻ ngồi ăn chung cùng cả gia đình chỉ có tác động rõ rệt ở tuổi chập chững học đi (dưới 3 tuổi). Điều này cho thấy, nếu muốn con bớt kén ăn, cha mẹ nên can thiệp sớm từ những năm đầu đời để có hiệu quả tốt nhất. Một vài phương pháp gồm: Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, cho con nếm một loại rau thường xuyên tới khi trẻ quen...

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ