Tại sao trẻ em dễ mắc sởi và làm thế nào để phòng tránh?

Các chuyên gia y tế cảnh báo, năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần

Yếu tố nào khiến trẻ dễ mắc bệnh giao mùa?

Podcast: Cách giúp trẻ vượt qua tổn thương tâm lý sau bão lũ

Tác dụng phụ khi điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến 28/8, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. 18 tỉnh, thành với hơn 100 huyện nguy cơ dịch gia tăng. TP.Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 500 ca nghi mắc bệnh sởi, trong đó có 3 ca tử vong và đã công bố dịch sởi vào ngày 27/8, trong đó đối tượng chủ yếu là trẻ em.

Tại sao trẻ em dễ mắc bệnh sởi?

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, chuyên khoa Nhi, trẻ em dễ mắc sởi vì khả năng lây lan mạnh mẽ của loại virus này và đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ.

BS. Duy cho biết, khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện, virus sởi có thể lan truyền qua không khí

BS. Duy cho biết, khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện, virus sởi có thể lan truyền qua không khí

Thứ nhất, trẻ em mắc bệnh sởi có thể do môi trường sống. Virus sởi rất dễ lây qua đường hô hấp. Khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus có thể lan truyền qua không khí và dễ dàng lây sang những người xung quanh. Ở những môi trường đông người như trường học, nhà trẻ, trẻ dễ bị tiếp xúc và lây nhiễm virus.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, làm cho cơ thể của trẻ dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả virus sởi. Thêm vào đó, nếu trẻ em chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đủ liều theo khuyến cáo cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh sởi. Các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp thường ghi nhận nhiều ca mắc sởi hơn do miễn dịch cộng đồng chưa đạt mức an toàn.

Biện pháp để phòng tránh bệnh sởi

BS. Lê Ngọc Duy chỉ ra một số biện pháp phòng tránh sởi bố mẹ cần lưu ý:

Việc cần làm đầu tiên là tiêm vaccine sởi. Đây cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vaccine sởi thường được tiêm theo lịch trình: mũi đầu tiên khi trẻ 9-12 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc trước khi đi học. Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để tạo miễn dịch phòng bệnh. Việc tiêm chủng rộng rãi trong cộng đồng giúp tạo miễn dịch cộng đồng, làm giảm nguy cơ lây lan bệnh sởi. Các bậc phụ huynh nên tuân thủ lịch tiêm chủng và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia tiêm chủng để bảo vệ tất cả trẻ em.

Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Thứ hai, trong giai đoạn dịch sởi bùng phát, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nhiều ca mắc bệnh. Nếu trong gia đình có người mắc sởi, cần cách ly người bệnh và đảm bảo vệ sinh tốt để tránh lây lan.

Thứ ba, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng để cơ thể phát triển và chống lại các mầm bệnh. Khi trẻ đi học, cha mẹ cần xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ như rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin. 

Cuối cùng, dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân. Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách thì cha mẹ còn cần dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân và có một số thói quen như che miệng khi ho và hắt hơi; không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc nước, bàn chải, khăn mặt; hạn chế tiếp xúc tay với mặt hay miệng…

Cha mẹ nên chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Cha mẹ nên chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ

BS. Duy cũng lưu ý, nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh sởi như sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời nên tự cách ly trẻ có dấu hiệu bị bệnh, hạn chế lây lan bệnh cho người khác.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi