Trẻ bị chấn thương não sau khi chơi hạt nở và bài học cho cha mẹ

Hạt nở với đủ màu sắc, kích thước, hình dạng vẫn là loại đồ chơi thu hút sự yêu thích của phần lớn trẻ nhỏ

Mỹ: Phát hiện hóa chất gây ung thư trong hạt nở đồ chơi

Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ để phòng bệnh lây nhiễm

Mẹo làm sạch đồ chơi của trẻ trong mùa dịch tay chân miệng

Phải làm gì khi bé nuốt phải đồ chơi, vật lạ?

Loại đồ chơi tưởng chừng như vô hại

Cách đây khoảng 5 năm, hạt nở được bày bán công khai tại hầu hết các cửa hàng đồ chơi. Sau thời gian lưu hành rộng rãi trên thị trường, hạt nở đã bộc lộ rõ những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe trẻ em. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thành phần chính của hạt nở là hợp chất polyacrylamide, một chất độc hại có khả năng gây tổn thương hệ thần kinh và tăng nguy cơ ung thư.

Cấu trúc đặc biệt của hạt nở, khi tiếp xúc với nước có thể nở ra gấp hàng trăm lần kích thước ban đầu, đã khiến chúng trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng. Trẻ em thường nhầm lẫn hạt nở với kẹo hoặc thạch và vô tình nuốt phải. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở, tắc ruột, thậm chí gây tử vong.

Gói đồ chơi hạt nở quen thuộc được bày bán tại các cổng trường, tiệm đồ chơi - Ảnh: Báo Quảng Bình.

Gói đồ chơi hạt nở quen thuộc được bày bán tại các cổng trường, tiệm đồ chơi - Ảnh: Báo Quảng Bình.

Không chỉ gây hại khi nuốt phải, hạt nở còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khi tiếp xúc qua đường hô hấp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở. Trên thực tế, đã có một số nhà sản xuất sử dụng chất 1,4-butanediol độc hại để giảm chi phí sản xuất. Khi vào cơ thể, chất này nhanh chóng chuyển hóa thành một loại thuốc mê, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Với liều lượng thấp, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, thị lực giảm sút. Nguy hiểm hơn, khi nuốt phải số lượng lớn, trẻ có thể bị co giật, mất định hướng, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê sâu.

Trước những bằng chứng khoa học rõ ràng về độc tính của hạt nở, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc - nơi sản xuất ra loại hạt này, đã cấm sản xuất và buôn bán. Tuy nhiên cho tới hiện nay, dù không còn được bày bán công khai nhưng nếu có khách hàng hỏi mua, nhiều chủ tiệm vẫn sẵn sàng bán.

Những dẫn chứng cụ thể

Ashley Haugen (32 tuổi, Mỹ) đã tận mắt chứng kiến những tác hại khủng khiếp của hạt nở vì con gái cô gặp phải biến chứng nghiêm trọng sau khi vô tình nuốt phải hạt nở. Dù loại hạt đồ chơi này được gắn nhãn không chứa chất độc hại và an toàn với môi trường nhưng cô bé Kipley khi đó đã bị tắc nghẽn ruột nghiêm trọng, chấn thương não gây chậm phát triển và ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh. Đến nay, sau hơn 8 năm, Kipley hiện vẫn đang trong quá trình hồi phục.

Sự việc của Kipley đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về mối nguy hại tiềm ẩn của hạt nở, đặc biệt đối với trẻ em. Theo thống kê, có khoảng gần 8000 trẻ nuốt phải hạt nở được điều trị tại Mỹ từ 2016 đến 2022.

Hạt nở sau khi được gắp từ ruột bé gái 13 tháng tuổi tại Việt Nam - Ảnh: TTXVN.

Hạt nở sau khi được gắp từ ruột bé gái 13 tháng tuổi tại Việt Nam - Ảnh: TTXVN.

Còn tại Việt Nam vào năm 2023, bé gái N.T.T, 13 tháng tuổi, đã nhập viện trong tình trạng tắc ruột cấp tính biểu hiện qua các triệu chứng nôn trớ, quấy khóc và chướng bụng. Kết quả hình ảnh cho thấy một đoạn ruột non giãn rộng bất thường nhưng không thấy dị vật. Ca phẫu thuật đã được chỉ định để khôi phục hoạt động của đường tiêu hóa. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây tắc ruột là do một hạt nở đã hút nước và phình to, gây tắc nghẽn hoàn toàn lòng ruột. May mắn, ca mổ diễn ra thành công và bé đã hồi phục tốt.

Trước đó, vào tháng 12 năm 2017, gần 30 học sinh, giáo viên của trường THCS Quảng Phong, Quảng Xương (Thanh Hoá) phải nhập viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, co giật, buồn nôn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các bệnh nhân có tiếp xúc với hạt nở.

Bài học cho cha mẹ

Ngoài việc là một loại đồ chơi cho trẻ, hạt nở còn có nhiều ứng dụng khác như trồng cây, thả lên mặt nước chống muỗi, loăng quăng. Chính vì vậy cha mẹ cần cẩn trọng hơn khi cho con tiếp xúc. Những vật nhiều màu sắc sặc sỡ có thể làm trẻ thích thú, khơi dậy trí tò mò và bản năng khám phá các đồ vật bằng cách cầm, cắn, nuốt,…

Những video, clip ngắn không được kiểm duyệt dành cho trẻ em vẫn còn tràn lan

Những video, clip ngắn không được kiểm duyệt dành cho trẻ em vẫn còn tràn lan

Không chỉ ngăn con cái tiếp xúc trực tiếp mà cha mẹ nên sát sao hơn khi cho con sử dụng các ứng dụng phát video, clip ngắn như Youtube, Tiktok… Chính vì có thời lượng ngắn nên nội dung truyền tải không đầy đủ, đa phần chỉ tập trung vào thị hiếu của người xem là trẻ em dễ “nghiện”, chưa đủ nhận thức và hay tìm tòi, học hỏi, bắt chước. Hãy cùng con xem và hướng dẫn con cách lựa chọn những nội dung lành mạnh, phù hợp.

 
Hà Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ