Khi thấy trẻ bị quầng mắt, cha mẹ không nên quá lo lắng!
Những cách giảm quầng thâm mắt bạn có thể áp dụng tại nhà
8 lời khuyên đơn giản giúp chăm sóc vùng da quanh mắt
Quầng thâm quanh mắt do mất ngủ, thiếu ngủ: Làm sao để xóa mờ?
Căng thẳng, lo âu có thể ảnh hưởng thế nào tới gương mặt bạn?
Trẻ sơ sinh bị quầng mắt thông thường là do mệt mỏi, hoặc trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích thích. Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, quầng thâm quanh mắt là biểu hiện trẻ có khối u dây thần kinh nguy hiểm. Tình trạng này được gọi là u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma). Nếu bạn thấy quầng thâm dưới mắt bé quá tối, hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị quầng mắt:
- Theo các chuyên gia y tế, vùng da mỏng và nhạy cảm dưới mắt khiến các mạch máu trông tối hơn. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị quầng mắt.
- Bên dưới mắt trẻ nhỏ có một số lượng lớn các mạch máu nhỏ, được gọi là đám rối tĩnh mạch dưới ổ mắt. Các mạch máu này mang máu khử oxy nên có màu đậm hơn các mạch máu khác trên mặt. Khi bị kích thích, các mạch máu này có thể sưng lên và nổi lên gần bề mặt da dẫn đến quầng thâm dưới mắt.
- Một số trẻ có làn da mỏng làm cho quầng thâm dễ nhận thấy hơn.
- Quầng thâm là một đặc điểm di truyền.
- Trẻ mệt mỏi khiến cho làn da trở nên nhợt nhạt, từ đó các mạch máu sẫm màu dưới da mắt xuất hiện rõ hơn.
- Trong một số ít trường hợp, các lý do khác như dị ứng, bệnh chàm, viêm xoang, viêm đường hô hấp hoặc mất nước có thể là nguyên nhân gây ra quầng thâm dưới mắt ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh bị quầng mắt do dị ứng, bao gồm dị ứng đường hô hấp, thường được gọi là dị ứng shiner. Trẻ bị nghẹt mũi do dị ứng làm giảm lưu lượng máu trong các tĩnh mạch, khiến các tĩnh mạch dưới mắt bị sưng lên. Từ đó quầng thâm càng rõ.
Khi trẻ sơ sinh bị quầng mắt, cha mẹ nên:
- Dỗ trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
- Trẻ cần được bú/uống sữa hoặc ăn dặm (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi) đầy đủ.
- Giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng và các các chất kích thích tiềm ẩn như phấn hoa, bụi, hóa chất… Rửa mắt cho trẻ bằng cách dùng khăn ướt và nước ấm.
- Cắt tỉa, mài móng tay của trẻ để tránh những vết xước ngoài ý muốn trên mặt và mắt.
Bình luận của bạn