Người dân ngâm chân xuống để giải nhiệt vì nắng nóng tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ II của Mỹ ở Washington, DC ngày 19/6 - Ảnh: AFP/Getty Images.
Quảng Ninh: Suy thận cấp do làm việc dưới trời nắng nóng
Lộ trình thực tế để Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng "0"
Nhật Bản: Gia tăng số ca mắc cúm trái mùa và nhập viện vì nắng nóng kỷ lục
Nắng nóng gay gắt kéo dài ở Ấn Độ, hơn 50 người thiệt mạng
Theo Reuters, thành phố Baltimore (bang Maryland) và thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) thuộc Bờ Đông của Mỹ có thể ghi nhận nền nhiệt kỷ lục gần 38 độ C trong ngày 23/6 theo giờ địa phương. Trong khi đó, nhiệt độ ở các bang ở Bờ Tây như Idaho, Montana và Wyoming có thể sẽ tăng lên khoảng 33 độ C, tức cao hơn 15 độ C so với nền nhiệt thông thường vào thời điểm này của năm. Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ (NWS) dự báo, đợt sóng nhiệt này sau đó sẽ còn lan sang 2 bang Nebraska và Kansas ở Trung Tây nước Mỹ.
Cũng trong ngày 23/6, NWS đã đưa ra cảnh báo về nắng nóng "cực độ" đối với thành phố New York khi nhiệt độ thời tiết tăng cao kỷ lục "phá vỡ" mức nhiệt trung bình tồn tại trong 136 năm ở thành phố này ghi nhận trong ngày 23/6/1888 là 35 độ C. Trước đó, ngày 22/6, nhiệt độ ở Washington, D.C. cũng được ghi nhận tăng lên 37 độ C, khiến đây là lần đầu tiên thủ đô của quốc gia này đạt "mốc thế kỷ" trong tháng 6 kể từ năm 2012, theo ABC News.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo về những điều kiện thời tiết cực đoan ở khu vực Philadelphia, nơi mà độ ẩm tăng cao có thể khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, có thể vượt quá 41 độ C, sẽ gây hại đến sức khỏe con người.
Nhà khí tượng học Marc Chenard của NWS cho biết: “Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ chứng kiến những đợt nắng nóng khắc nghiệt hơn mọi năm trên khắp một số khu vực của đất nước từ nay cho đến tháng 7”.
Theo NWS, nhiệt độ ở các khu vực Thung lũng Ohio, Great Lakes và New England đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, trên 32 độ C, tiếp tục kéo dài từ Virginia đến New York.
Nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu đang gây ra những đợt nắng nóng nguy hiểm trên khắp Bắc bán cầu trong tuần này và sẽ tiếp tục gây ra thời tiết nguy hiểm trong nhiều thập kỷ tới.
Theo thống kê của Reuters, nắng nóng cực đoan được cho là nguyên nhân khiến hàng trăm người thiệt mạng trên khắp Châu Á và Châu Âu khi nó bao trùm các thành phố ở bốn châu lục. Tuần trước, hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong chuyến hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca ở Saudi Arabia trong bối cảnh nhiệt độ lên tới hơn 50 độ C.
Trong bối cảnh nắng nóng cực đoan đang đặt ra nhiều thách thức ở nhiều bang nước Mỹ, thì các bang khác lại đang ứng phó với hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Giới chức New Mexico, bang Tây Nam nước Mỹ, đang "gồng mình" ứng phó với không chỉ nắng nóng gây cháy rừng mà còn bão cát và lũ lụt.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước đã ban bố tình trạng khẩn cấp về các vụ cháy rừng, nguyên nhân khiến 2 người chết và hơn 1.400 công trình bị phá hủy.
Trong khi đó, các khu vực ở phía Tây Bắc bang Iowa ở Trung Tây nước Mỹ đang chìm trong lũ lụt do mưa lớn từ nhiều ngày qua. Thống đốc bang này hôm 22/6 đã phải ban bố thảm họa đối với 21 quận của bang do lũ lụt. Khuyến cáo về lũ lụt cũng được đưa ra ở khu vực phía Nam nước này là Minnesota và South Dakota.
Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ cũng cảnh báo rằng, đây có thể chỉ là sự khởi đầu của một mùa Hè có nhiệt độ trên mức trung bình trên khắp đất nước.
Mùa Hè nắng nóng ngày càng trở nên phổ biến do biến đổi khí hậu khiến các đợt sóng nhiệt thường xuyên hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn. Một chuyên gia về khí hậu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho biết năm nay đã đảm bảo vị trí trong số 5 năm nóng nhất được ghi nhận - và có thể trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay.
Bình luận của bạn