Trẻ ho: Có nên cho uống kháng sinh?

Trẻ nhỏ thường hay bị ho, nhất là khi thời tiết lạnh

Trẻ bị ho nhiều về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ bị hóc thạch nên làm gì?

Những điều cần biết khi trẻ bị ho

Trẻ bị ho: Những cách trị dứt điểm

Trẻ bị ho có nên kiêng chất tanh?

Do đó, trước khi tự ý mua thuốc hay nghe ai đó để mua thuốc kháng sinh về trị ho cho con trẻ các bậc phụ huynh phải hiểu rõ ho không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng và nó là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

Phân biệt các triệu chứng ho ở trẻ

Trẻ bị ho có đờm: Là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

Trẻ bị ho khan: Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.

Trẻ bị ho, sốt do virus mới nên cho uống thuốc kháng sinh

Trẻ bị ho sù sụ: Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn. 

Trẻ bị ho lâu ngày: Là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng. Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.

Trẻ bị ho khò khè: Bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

Hiểu bệnh, dùng đúng thuốc

Khi trẻ bị ho chưa rõ nguyên nhân chi nên cho trẻ dùng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe cho trẻ

Theo các nghiên cứu trên thế giới đã công bố, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. 85% bệnh nhân còn lại mắc ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác. Trong khi đó, nếu bệnh do virus gây nên, uống kháng sinh không có tác dụng gì. Vì cho đến nay, virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn và trong các trường hợp chống nhiễm trùng.

Việc sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) là một giải pháp ưu việt giải quyết được vấn đề mà không cần lo lắng tác dụng phụ. Tất cả các bệnh đều có biện pháp dự phòng là sử dụng TPCN phù hợp có tham khảo ý kiến chuyên môn y tế. 

Nên biết cách nhận biết để sử dụng đúng thuốc cho trẻ, điển hình, vào thời điểm giao mùa, trẻ dễ bị ho do sốt virus thường có các biểu hiện như: Đột ngột sốt cao, khi sốt có mệt nhưng hết sốt trẻ lại khỏe mạnh như bình thường; Có thể kèm theo các nốt ban đỏ; Một số trẻ bị chảy nước mũi, nhưng nước mũi thường trong, có ho nhưng không nhiều; Trẻ lớn, biết cảm giác, thường kêu đau mình mẩy.

Nhiễm khuẩn hô hấp cũng có thể có biểu hiện sốt cao nhưng sốt không phải là biểu hiện đặc hiệu. Trong trường hợp này, bệnh nhân vẫn chỉ nên dùng thuốc giảm ho, hạ sốt. Khi chưa biết chắc chắc có nhiễm khuẩn không thì nhất định không dùng kháng sinh.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ