Triệu chứng đái tháo đường ở người trẻ có gì khác so với người già?

Tùy thuộc vào dạng đái tháo đường type 1 hay type 2 mà triệu chứng cảnh báo cũng khác nhau

Chỉ số đường huyết lúc đói ở người bệnh đái tháo đường bao nhiêu là tốt?

Quần lót bị kiến bu có phải mắc bệnh đái tháo đường?

Nóng rát bàn chân, bàn tay: Cẩn thận biến chứng đái tháo đường

Người bị đái tháo đường ăn bún, phở được không?

Những triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở mọi bệnh nhân đái tháo đường (cả người già và người trẻ):

Hay thấy đói, ăn nhiều và mệt mỏi

Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi tinh bột trong các thực phẩm bạn ăn vào thành glucose (đường). Sau đó, các tế bào sử dụng glucose để chuyển đổi thành năng lượng. Tuy nhiên, quá trình này cần đến sự trợ giúp của hormone insulin.

Nếu cơ thể không có khả năng tạo ra (đủ) insulin, hoặc insulin được tạo ra không thể thực hiện chức năng chuyển hóa đường của nó (tình trạng kháng insulin), glucose sẽ không thể xâm nhập vào tế bào và khiến bạn không có đủ năng lượng cho các hoạt động sống, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Cảm giác đói chính là tín hiệu từ các tế bảo truyền lên não bộ, cảnh báo cho chúng ta biết tình trạng thiếu năng lượng này. Cảm giác đói cũng sẽ kích thích người bệnh ăn nhiều hơn bình thường. Đây cũng chính là một yếu tố khiến đường huyết trở nên khó kiểm soát ở những người mắc đái tháo đường.

Hay thấy khát, đi tiểu thường xuyên hơn

Hay thấy khát nước, đi tiểu nhiều là triệu chứng cảnh báo bệnh đái tháo đường đường

Một người bình thường có thể phải đi tiểu từ 4 - 7 lần/ngày. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn nữa.

Nguyên nhân là bởi ở người bình thường, cơ thể có thể tái hấp thu glucose tại thận. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, đường huyết có xu hướng tăng lên rất cao, khiến thận không thể tái hấp thu toàn bộ lượng glucose trong máu. Điều này khiến cơ thể buộc phải đi tiểu nhiều hơn để thải bỏ lượng đường dư thừa. Việc đi tiểu nhiều khiến cơ thể mất nước và do đó khiến bạn hay thấy khát, uống nước nhiều hơn.

Giảm cân không kiểm soát

Rối loạn chuyển hóa đường có thể kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và chất đạm. Nguyên nhân là bởi đường từ thức ăn không thể chuyển hóa để tạo năng lượng, buộc cơ thể phải đốt cháy chất đạm (từ bắp thịt), chất béo để lấy năng lượng. Điều này khiến bạn giảm cân, người gầy hẳn đi dù ăn uống bình thường, thậm chí là ăn nhiều hơn.

Cách nhận biết đái tháo đường type 1 và type 2 từ triệu chứng

Mặc dù ở cả người đái tháo đường type 1 hay type 2 đều gặp những triệu chứng chung kể trên, nhưng chúng ta vẫn có cách để phân biệt được 2 loại này.

Đái tháo đường type 1 và type 2 có một vài triệu chứng cảnh báo khác nhau

Với người mắc đái tháo đường type 1, các triệu chứng sẽ diễn ra ồ ạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường type 1 còn có thể gặp tình trạng buồn nôn và nôn, đau bụng, hơi thở có mùi chua...

Trong khi đó, những triệu chứng ở đái tháo đường type 2 thường rất mờ nhạt, dễ bị bỏ qua. Nhiều người đái tháo đường type 2 chỉ phát hiện bệnh khi vô tình đi khám sức khỏe hoặc khi đã gặp những biến chứng sớm như tê bì châm chích lòng bàn tay, bàn chân, ngứa da, vết thương lâu lành, mắt nhìn mờ...

Triệu chứng đái tháo đường ở người trẻ và người già khác nhau như thế nào?

Các triệu chứng đái tháo đường ở người già thường thưa thớt và khó nhận biết hơn so với người trẻ. Một phẩn nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, khiến nhiều người lầm tưởng đây chỉ là “bệnh tuổi già”.

Người cao tuổi (trên 60 tuổi) đa phần mắc đái tháo đường type 2 do tuyến tụy (nơi sản xuất insulin) hoạt động kém dần khi tuổi tác tăng cao. Trong khi đó, người trẻ tuổi cần cẩn thận với các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường type 1 và cả type 2.

Đái tháo đường type 1 là bệnh chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố di truyền hoặc cơ địa, do đó thường được phát hiện từ rất trẻ, thậm chí ngay từ khi sinh ra. Còn đái tháo đường type 2 hiện nay cũng đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì…

Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Duy trì thói quen sống tích cực là “chìa khóa” để kiểm soát đường huyết, bất luận bạn là người già hay người trẻ, đang mắc đái tháo đường type 1 hay type 2.

Một số lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết hiệu quả như:

- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều tinh bột (cơm, xôi, bún, phở), ăn nhiều rau xanh, các loại thịt trắng (cá, phần ức gà). Hạn chế bánh kẹo ngọt, rượu bia, thức ăn chiên rán nhiều lần.

- Chia thành nhiều bữa ăn (5 bữa/ngày), mỗi bữa cần giảm lượng thức ăn xuống, nên ăn rau trước khi ăn cơm để hạn chế hấp thu đường vào máu.

- Ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày). Giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu (stress).

- Duy trì tập thể dục thường xuyên từ 30 - 45 phút mỗi ngày.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể ổn định đường huyết, ngăn ngừa bệnh trở nặng bằng cách sử dụng sớm các thảo dược thiên nhiên như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá. Những thảo dược này đều đã được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường

Glutex với thành phần chính từ lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết