Ngộ độc thủy ngân có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe con người
Danh sách các loại cá và thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao nhất, thấp nhất
Biến đổi khí hậu làm cá nhiễm thủy ngân nhiều hơn
Thủy ngân "lơ lửng" trong không khí ở Hà Nội: Hít phải có sao không?
Những cách giải độc thủy ngân đơn giản đến không ngờ
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân
Thủy ngân là một kim loại xuất hiện tự nhiên trong nhiều sản phẩm bạn đang sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, thủy ngân ở trong các sản phẩm này rất nhỏ. Ở nhiệt độ phòng thủy ngân là một chất lỏng và nó dễ dàng bay hơi vào không khí. Thủy ngân bốc hơi có thể xâm nhập nguồn nước, đất và gây nguy hiểm cho thực vật, động vật và con người. Ăn và tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân có thể khiến bạn bị ngộ độc thủy ngân.
Tiếp xúc nhiều với thủy ngân có thể khiến bạn bị ngộ độc
Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và dẫn đến các triệu chứng như:
- Hồi hộp hoặc lo lắng
- Cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng
- Suy giảm trí nhớ
- Run cơ thể
Khi mức độ thủy ngân trong cơ thể tăng lên, người bệnh sẽ gặp thêm nhiều triệu chứng khác. Những triệu chứng này có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và mức độ phơi nhiễm của một người. Người lớn bị ngộ độc thủy ngân có thể gặp các triệu chứng như:
- Yếu cơ, cảm thấy có vị kim loại trong miệng
- Buồn nôn, nôn
Ngộ độc thủy ngân có thể khiến bạn bị buồn nôn, nôn
- Thính giác và thị giác thay đổi, gặp khó khăn khi nói
- Khó thở
- Khó đi hoặc đứng thẳng
Thủy ngân cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị ngộ độc thủy ngân có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Kỹ năng vận động bị suy giảm
- Gặp vấn đề trong suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề
- Gặp khó khăn khi nói hoặc hiểu ngôn ngữ
- Khả năng phối hợp tay, mắt kém
Ngộ độc thủy ngân có xu hướng phát triển chậm theo thời gian. Nó thường xảy ra khi bạn ăn, uống hoặc tiếp xúc với những tác nhân có chứa thủy ngân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngộ độc thủy ngân có thể xảy ra nhanh chóng và chúng thường liên quan đến một sự cố cụ thể. Ngộ độc thủy ngân thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng, do vậy bất cứ ai gặp phải các triệu chứng ngộ độc thủy ngân cũng nên đi khám ngay.
Nên đến gặp bác sỹ nếu có các triệu chứng ngộ độc thủy ngân
Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm như thế nào?
Ngộ độc thủy ngân có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Tổn thương thần kinh: Nồng độ thủy ngân trong máu cao có thể gây tổn thương thần kinh lâu dài. Những ảnh hưởng này có thể rõ rệt hơn ở trẻ em đang phát triển. Ngộ độc thủy ngân có thể ảnh hưởng đến trí thông minh, khả năng vận động của trẻ và gây ra các triệu chứng của tăng động giảm chú ý (ADHD).
Ảnh hưởng đến sinh sản: Ngộ độc thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Nó làm giảm số lượng tinh trùng và cũng có thể gây ra các vấn đề với thai nhi. Ngộ độc thủy ngân có thể khiến thai nhi bị dị dạng, chết non và trẻ sinh ra thường chậm phát triển.
Nguy cơ tim mạch: Thủy ngân có thể thúc đẩy sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể và gây tổn hại đến tế bào. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim như đau tim, bệnh mạch vành.
Ngộ độc thủy ngân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành
Chẩn đoán ngộ độc thủy ngân như thế nào?
Các bác sỹ thường chẩn đoán ngộ độc thủy ngân thông qua kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu. Các bác sỹ có thể hỏi về bất kỳ triệu chứng nào mà người bệnh đang gặp phải cũng như thói quen ăn uống, môi trường làm việc hoặc môi trường sống.
Nếu nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm thủy ngân trong máu hoặc nước tiểu để đánh giá mức độ thủy ngân trong cơ thể.
Điều trị ngộ độc thủy ngân như thế nào?
Điều trị ngộ độc thủy ngân liên quan đến việc tránh tiếp xúc với tất cả các nguồn có chứa thủy ngân. Các bác sỹ thường khuyến cáo những người bị ngộ độc thủy ngân không tiêu thụ bất kỳ loại hải sản nào có chứa thủy ngân. Nếu ngộ độc thủy ngân có liên quan đến nơi làm việc hoặc nơi sống thì bạn nên thay đổi môi trường sống hoặc làm việc để giảm phơi nhiễm thêm thủy ngân.
Một số trường hợp ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng người bệnh cần thực hiện liệu pháp chelation. Liệu pháp Chelation là phương pháp loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng acid ethylenediaminetetraacetic (EDTA). Bác sỹ sẽ tiêm chất này vào máu thông qua tĩnh mạch, sau đó chúng sẽ tự tìm kiếm và kết hợp với các loại khoáng chất có trong máu. Khi đã kết hợp được với các khoáng chất, nó tạo thành một hợp chất bài tiết và được thải ra qua đường tiết niệu. Liệu pháp Chelation mang lại những lợi ích nhất định trong việc điều trị ngộ độc thủy ngân, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi có sự chỉ định của bác sỹ.
Bình luận của bạn