Danh sách các loại cá và thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao nhất, thấp nhất

Ăn các loại cá và thủy hải sản bị nhiễm thủy ngân có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh

Phụ nữ mang thai ăn mực có an toàn?

Những nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân và cách xử lý

16 loại hải sản ăn thoải mái không sợ nhiễm độc thủy ngân

Những cách giải độc thủy ngân đơn giản đến không ngờ

Thủy ngân gây hại gì? 

Thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển tạo thành hợp chất thủy ngân độc hại. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào - chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản. Thủy ngân bị "giữ" lại trong những con cá và các loại thủy hải sản. 

Nếu chúng trở thành thức ăn cho bạn, tất nhiên là bạn cũng sẽ tiêu thụ cả thủy ngân có trong chúng. 

Một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2012 trên Tạp chí Y học Dự phòng & Sức khỏe Cộng đồng (Mỹ) đã chỉ ra rằng hàm lượng thủy ngân cao có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ương và gây ra các tác động xấu đến não - đặc biệt là làm giảm chú ý và suy giảm trí nhớ cũng như các triệu chứng như run rẩy và suy giảm thị lực.

Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2012 trên Tạp chí Sinh học và Công nghệ sinh học (Mỹ) cũng cho thấy, nhiễm thủy ngân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều này là do thủy ngân làm tăng sản xuất các gốc tự do trong khi giảm chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến stress oxy hóa.

Làm thế nào để tránh thủy ngân? 

Có một quy tắc để tránh thủy ngân là xem xét kích thước của cá và thủy hải sản khác. Các loài cá và thủy hải sản nhỏ như cá hồi, sò điệp, cá mòi và tôm chứa ít thủy ngân hơn cá ngừ, cá kiếm... 

Bạn có thể áp dụng hướng dẫn sau đây để lựa chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp nhất. 

Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp nhất: Nên ăn 2 - 3 lần/tuần

Cá cơm là một trong những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân ít nhất

Cá cơm;
Cá đù Đại Tây Dương;
Cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương;
Cá vược đen;
Cá chim;
Cá da trơn;
Sò;
Cá tuyết;
Cua;
Tôm hùm đất;
Cá bơn;
Cá Haddock - một loại cá tuyết;
Cá tuyết than;
Cá trích;
Tôm hùm Mỹ;
Cá đối;
Hàu;
Cá rô;
Cá chó;
Cá hồi;
Cá mòi;
Sò điệp;
Cá rô phi;
Mực;
Cá ngừ.

Thủy hải sản có mức độ thủy ngân vừa phải: Ăn 1 lần/tuần 

Cá trâu;
Cá chép;
Cá vược;
Cá mú;
Cá chim lớn;
Cá nục heo;
Cá chày;
Cá rô đại dương;
Cá than;
Cá đầu cừu/cá tù;
Cá hồng;
Cá thu Tây Ban Nha;
Cá ngói;
Cá ngừ trắng;
Cá ngừ vây vàng.

Thủy hải sản có mức thủy ngân cao nhất: Nên tránh

Cá ngừ mắt to;
Cá thu vua;
Cá cam;
Cá mập;
Cá kiếm;
Cá ngói.

Cá và các loại thủy hải sản khác là những thực phẩm giàu omega-3 giúp chống viêm, phòng bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Ăn cá và các loại thủy hải sản khác cũng rất ngon. Để vừa được ăn ngon vừa tốt cho sức khỏe, bạn nên chọn các loại cá và thủy hải sản chứa ít thủy ngân, nên tránh những loại được đánh giá là thường có hàm lượng thủy ngân cao. 

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng