10 triệu chứng sức khỏe đường ruột kém

Sức khỏe đường ruột rất quan trọng đối với các cơ quan trong cơ thể

Bảo vệ đường ruột bằng 7 thói quen tốt mỗi buổi sáng

Triệu chứng nhiễm giun đường ruột ở người lớn

Đường ruột khỏe mạnh trong mùa Hè với 6 thực phẩm quen thuộc

Bông cải xanh giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu rõ ràng nhất của đường ruột không khỏe mạnh. Các triệu chứng thường gặp như trào ngược acid, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng...

Những thay đổi nhỏ trong lối sống như ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn lành mạnh và đều đặn, tăng dần chất xơ, giữ đủ nước, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và hình thành thói quen tập thể dục có thể giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Mệt mỏi

Sự mệt mỏi kéo dài về tinh thần hoặc thể chất ở những người không có vấn đề khác về sức khỏe có thể bắt nguồn từ hệ vi sinh vật đường ruột không khỏe mạnh. Vì vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mệt mỏi kéo dài có hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa kém đa dạng hơn. Để có hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, bạn nên giảm ăn protein động vật, ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật, hạn chế thực phẩm nhiều đường.

Mất ngủ

Mất ngủ và sức khỏe đường ruột có mối liên hệ mật thiết

Mất ngủ và sức khỏe đường ruột có mối liên hệ mật thiết

Giấc ngủ chất lượng hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh và ngược lại. Vi khuẩn đường ruột điều chính giấc ngủ thông qua trục ruột - não với một mạng lưới các con đường cho phép não và ruột giao tiếp với nhau.

Mất ngủ làm gián đoạn đồng hồ bên trong của các vi khuẩn đường ruột giống như cách phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta. Điều này ảnh hưởng đến cấu trúc và sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột.

Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm là tình trạng gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thực phẩm, xảy ra ở khoảng 20% dân số thế giới.

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, gồm vi khuẩn đường ruột lành mạnh suy giảm và rối loạn chức năng hàng rào ruột (hay rò rỉ ruột). Khi ruột bị rò rỉ cho phép chất độc, virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, thức ăn được tiêu hóa một phần thấm ra ngoài qua các lỗ trên niêm mạc ruột và vào các mô xung quanh.

Thèm ăn

Sức khỏe phụ thuộc vào hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và cân bằng. Nhưng đôi khi một số vi khuẩn có thể phát triển quá mức, làm suy giảm chức năng đường ruột và gây ra các triệu chứng. Một số vi khuẩn xấu gây bệnh cũng có thể phát triển.

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của chúng ta bằng cách thay đổi tâm trạng, các thụ thể vị giác, cơ chế thần kinh và các hormone. Một hệ vi sinh lành mạnh sẽ khuyến khích chúng ta thèm ăn những thực phẩm lành mạnh, nhưng hệ vi sinh thiếu cân bằng có thể khuyến khích sự thèm ăn quá mức.

Thay đổi cân nặng

Hệ vi sinh đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến cách thức ăn được chuyển hóa mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng hoặc dự trữ năng lượng từ thức ăn. Vi khuẩn đường ruột thiếu lành mạnh liên quan đến bệnh béo phì và rối loạn chuyển hóa liên quan đến béo phì. Bổ sung men vi sinh probiotic và prebiotic có thể giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.

Kích ứng da

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng trục ruột-da có thể cho phép sự giao tiếp giữa ruột và da giống như trục ruột-não. Các nghiên cứu cho thấy sự phát triển quá mức của một số vi khuẩn gây rò rỉ ruột và viêm nhiễm có liên quan đến các tình trạng da như viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến và bệnh hồng ban (rosacea).

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu đường ruột không khỏe mạnh

Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu đường ruột không khỏe mạnh

Mặc dù không phải mọi chứng đau nửa đầu đều do sức khỏe đường ruột kém gây ra, nhưng đây có thể một triệu chứng tiềm ẩn khi hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ này, nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu để xác định rõ hơn.

Bệnh tự miễn

Các phản ứng miễn dịch có thể được kích hoạt khi vi khuẩn từ ruột đi qua niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm và thậm chí có thể di chuyển đến các cơ quan khác. Ở những người bị rối loạn tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh.

Các rối loạn tự miễn mạn tính như lupus hệ thống và bệnh gan tự miễn rất khó điều trị. Các liệu pháp mới nhắm vào vi khuẩn gây ra các phản ứng tự miễn có thể khả thi.

Thay đổi tâm trạng

Có đến 90% chất dẫn truyền thần kinh serotonin của cơ thể được sản xuất trong ruột. Serotonin mang "thông điệp" đi khắp cơ thể và giúp điều chỉnh nhiều chức năng sinh học, gồm cả tâm trạng. Đường ruột kém sẽ làm rối loạn tâm trạng thông qua sự giao tiếp qua dây thần kinh phế vị và trục ruột-não.

Rối loạn tâm trạng thường được điều trị bằng SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin), nhưng thường gây tác dụng phụ cho đường tiêu hóa.

 
Nguyễn Thanh (Theo facty.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa