Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn

Thiếu vitamin D có liên quan thế nào đến bệnh lupus?

Vitamin D có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn?

6 thực phẩm sẵn có giúp hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn

Tránh xa hóa chất có giúp phòng ngừa bệnh tự miễn?

Lợi khuẩn có thể cải thiện triệu chứng của bệnh tự miễn?

Bệnh tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch bị rối loạn hoạt động và bắt đầu tấn công chính các mô của cơ thể. Hệ miễn dịch tạo ra một kháng thể cụ thể nhắm vào một mô hoặc enzyme được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, dẫn đến tổn thương mô.

Bệnh tự miễn kích hoạt hệ miễn dịch nhắm mục tiêu vào chính cơ thể mình, thay vì nhắm vào tác nhân nhiễm trùng. Do đó, những người mắc bệnh tự miễn dễ bị nhiễm trùng, nhiễm virus và mắc bệnh hơn.

Vitamin D ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tự miễn thế nào?

Mức vitamin D phù hợp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn vì dưỡng chất này có vai trò điều chỉnh tình trạng viêm và giúp nhận biết tế bào “tốt” hay “xấu” (tế bào nào là mối đe dọa cho cơ thể và tế bào nào không).

Vitamin D như một chất điều hòa miễn dịch, có tác dụng điều chỉnh hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy sự biệt hóa của các tế bào T điều hòa (regulatory T cells - giúp ức chế hệ miễn dịch để không phản ứng thái quá), ngăn ngừa sự tự miễn bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào miễn dịch khác tấn công các mô của cơ thể.

Ngoài ra, vitamin D có thể giảm sự sản xuất các cytokine tiền viêm -  là những phân tử thúc đẩy quá trình viêm và góp phần vào sự tiến triển của các bệnh tự miễn.

Dưới đây là một số bệnh tự miễn có thể gặp liên quan đến thiếu vitamin D trong cơ thể:

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp do viêm dẫn đến tổn thương mô ở khớp. Thiếu vitamin D có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như mức độ của bệnh. Một đánh giá từ năm 2016 cho thấy có khoảng 55% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị thiếu vitamin D. Tình trạng viêm khớp dạng thấp gia tăng khi mức vitamin D giảm.

Mặc dù cần thêm các nghiên cứu về mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và thiếu lượng vitamin D. Nhưng một số nghiên cứu gợi ý rằng tăng lượng vitamin D có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Lupus

Người mắc lupus cần chú ý về lượng vitamin D trong cơ thể

Người mắc lupus cần chú ý về lượng vitamin D trong cơ thể

Trong một nghiên cứu năm 2023 của Arthritis Research & Therapy (Tạp chí về Nghiên cứu & Trị ​​liệu Viêm khớp của Anh), có 42% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE) được phát hiện thiếu vitamin D. Bệnh lupus có thể ảnh hưởng đến cả khớp và mạch máu. Vitamin D có vai trò quan trọng với sức khỏe xương, tim và chức năng của hệ miễn dịch. Tương lai cần thêm nghiên cứu về việc liệu thiếu vitamin D là nguyên nhân hay kết quả của bệnh lupus.

Đa xơ cứng

Nghiên cứu cho thấy mức vitamin D thấp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các tổn thương lớp ngoài của tế bào thần kinh do bệnh đa xơ cứng gây ra. Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng. Ngược lại, đạt mức vitamin D tối ưu có thể giảm 62% khả năng phát triển bệnh đa xơ cứng.

Đái tháo đường

Vitamin D giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và thúc đẩy mức insulin ổn định. Trong một nghiên cứu năm 2022 của Trung Quốc, khoảng 49% bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 bị thiếu vitamin D. Một đánh giá năm 2022 của The Review of Diabetic Studies cho thấy mức vitamin thấp hơn tới 50% ở trẻ em mắc đái tháo đường type 1.

Ảnh hưởng của giới tính đối với mức vitamin D và bệnh tự miễn

Hormone giới tính có ảnh hưởng thế nào để sự chuyển hóa vitamin D?

Hormone giới tính có ảnh hưởng thế nào để sự chuyển hóa vitamin D?

Giới tính sinh học có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa vitamin D và nguy cơ mắc bệnh tự miễn. Các nhiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng mắc các bệnh tự miễn hơn nam giới và cũng có xu hướng có lượng vitamin D thấp hơn. Điều này cho thấy có thể có mối liên hệ giữa hormone giới tính và quá trình chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh tự miễn.

Nghiên cứu cũng phát hiện có đến 85% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) bị thiếu vitamin D. Ngoài ra, duy trì đủ vitamin D có thể giúp giảm 50% nguy cơ ung thư vú.

Bổ sung vitamin D thế nào?

Để bổ sung đủ vitamin D, bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các loại cá béo, gan động vật, tiếp xúc ánh nắng buổi sáng, hoặc tham khảo sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D.

 
Nguyễn Thanh (Theo mindbodygreen)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng