Uống cà phê thế nào để luôn khỏe?

Uống cà phê giúp tăng năng lượng, tăng sự tỉnh táo

Bà bầu uống cà phê dễ khiến trẻ bị thừa cân, béo phì

Uống 3 cốc cà phê và ăn hạt mỗi ngày làm giảm rối loạn nhịp tim

Bí quyết giảm cân chỉ bằng... 1 ly cà phê mỗi sáng!

Thạch cà phê thơm và mát lạnh: Bạn đã thử làm bao giờ chưa?

1. Không uống cà phê sau 2 giờ chiều

Caffeine có trong cà phê là một chất kích thích, giúp tăng năng lượng, tăng sự tỉnh táo tức thì, giúp bạn không thấy mệt mỏi. Nhưng nếu uống cà phê vào cuối ngày, nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe

Nếu bạn muốn uống cà phê, hãy chọn loại cà phê khử caffeine hoặc uống trà - trà chứa ít caffeine hơn cà phê. 

2. Không bỏ thêm đường vào cốc cà phê

Mặc dù bản thân cà phê là thức uống lành mạnh nhưng sẽ biến thành có hại nếu bạn cho thêm đường. Đường có liên quan đến nhiều bệnh như đái tháo đường, béo phì. Nếu bạn muốn tách cà phê của mình có vị ngọt, hãy sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như stevia (cỏ ngọt).

3. Chọn loại cà phê chất lượng, tốt nhất là cà phê hữu cơ

Chất lượng cà phê có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào phương pháp chế biến và cách trồng cà phê. Cà phê thường được phun thuốc trừ sâu tổng hợp và các hóa chất có hại khác. Nếu bạn lo lắng cho sức khỏe, hãy cân nhắc mua cà phê hữu cơ. 

4. Đừng uống quá nhiều cà phê

Uống một lượng cà phê vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều lại có hại. Hệ thống y tế Canada khuyến cáo, không nên tiêu thụ caffeine quá 2,5mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Một tách cà phê trung bình có thể chứa khoảng 95mg caffeine - tương ứng với khoảng 2 tách cà phê mỗi ngày với một người nặng 80kg. 

Đừng uống quá nhiều cà phê nếu không muốn bị mất ngủ, bồn chồn

Tuy nhiên, với nhiều người, tiêu thụ lượng caffeine cao hơn nhiều (400 - 600 mg) mỗi ngày - khoảng 4 đến 6 ly - cũng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. 

5. Cho thêm bột quế vào tách cà phê

Quế là một loại thảo mộc thơm ngon, sẽ làm tăng thêm hương vị cho tách cà phê. Các nghiên cứu cho thấy, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tuy nhiên, cần lưu ý là không cho thêm quá nhiều bột quế vào cốc cà phê của bạn, tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

6. Tránh cho kem ít béo và kem nhân tạo

Kem ít béo và kem nhân tạo có thể chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe. Không có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại kem cà phê hay kem nhân tạo. Nhìn chung, thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn. Thay vì dùng kem ít béo, bạn có thể cho thêm kem sữa béo vào tách cà phê của bạn, tốt nhất là loại kem sữa béo từ những con bò ăn cỏ. 

7. Cho thêm cacao vào cà phê 

Cacao chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều lợi ích khác nữa. Cho thêm cacao vào ly cà phê không chỉ tăng thêm hương vị mà còn tốt hơn cho sức khỏe. 

Caffè mocha - một loại cà phê có hương vị chocolate - thường được phục vụ trong nhiều quán cà phê. Tuy nhiên, caffè mocha thường được cho thêm đường. Bạn có thể tự pha cà phê này ở nhà và không cho thêm đường. 

An An H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng