Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước rất nguy hiểm
Uống nước có gas có gây sâu răng, tăng cân, đau bụng?
Uống nước chanh có giúp chống ung thư?
Y học Ayurveda hướng dẫn uống nước đúng cách
Chất điện giải có trong những thực phẩm nào?
Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước xảy ra khi uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn, gây hại cho thận. Chức năng của thận là lọc nước và chất thải từ cơ thể. Khi uống quá nhiều nước, thận không thể thực hiện công việc của mình nhanh chóng, khiến nước tích tụ trong cơ thể, làm loãng chất điện giải trong máu. Suy giảm chất điện giải trong máu do uống quá nhiều nước gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.
Ngộ độc nước xảy ra khi nào?
Ngộ độc nước có thể xảy ra khi bạn uống nhiều hơn 5 lít nước trong vài giờ, theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Military Medicine vào tháng 5 năm 2002. Ngộ độc nước có thể dẫn đến tử vong, mặc dù rất hiếm.
Trẻ nhỏ, người mắc bệnh tâm thần, bệnh nhân phải nằm viện điều trị và những vận động viên thể thao là những đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc nước.
Hạ natri máu
Natri là chất điện giải chính trong cơ thể. Mất điện giải nhanh có thể gây hạ natri máu, hoặc suy giảm natri. Hạ natri máu là triệu chứng sớm của ngộ độc nước.
Khi không có đủ natri trong cơ thể, uống quá nhiều nước có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, não và tim. Chất lỏng dư thừa sẽ di chuyển đến các tế bào, trong đó có cả tế bào não. Chất lỏng dư thừa trong não có thể gây phù não hoặc sưng não. Phù não làm gián đoạn các chức năng quan trọng, như khả năng thở và kiểm soát cơ bắp.
Ngộ độc nước có thể dẫn đến phù não
Triệu chứng hạ natri máu
Triệu chứng đầu tiên của hạ natri máu có thể là đau đầu, sau đó là buồn nôn, nhầm lẫn, mất kiểm soát cơ bắp, kiệt sức và co giật. Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy khó thở.
Nếu không được điều trị, hạ natri máu có thể dẫn đến hôn mê, ngừng thở và tử vong. Nếu nhận thấy bản thân hoặc người thân có các triệu chứng này, bạn nên đi cấp cứu ngay, hoặc đưa người thân đi cấp cứu ngay.
Điều trị ngộ độc nước bằng cách nào?
Các bác sỹ điều trị ngộ độc nước bằng cách khôi phục cân bằng điện giải trong cơ thể người bệnh và điều trị những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Lượng chất lỏng đi vào (uống hay truyền) hoặc đi ra (toát mồ hôi, đi vệ sinh) khỏi cơ thể người bệnh cũng được bác sỹ hoặc y tá theo dõi cẩn thận.
Nồng độ natri của người bệnh sẽ được kiểm tra thường xuyên. Bệnh nhân cũng có thể phải dùng thuốc để điều trị.
Xem thêm: Theo khoa học, mỗi người cần uống bao nhiêu nước là đủ?
Bình luận của bạn