Nếu biết cách, bạn vẫn có thể bổ sung đủ protein từ chế độ ăn nền thực vật
Tại sao bạn nên chuyển sang chế độ ăn nền thực vật?
Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo khi không uống được sữa bò
Protein động vật và thực vật khác nhau thế nào?
Những loại dầu thực vật có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Có thể bổ sung protein từ chế độ ăn nền thực vật
Theo chuyên gia dinh dưỡng Patti Enni từ Trung tâm Y tế Sharp Chula Vista (Mỹ), bạn có thể dễ dàng bổ sung protein - dưỡng chất quan trọng giúp duy trì các mô, cơ bắp trong cơ thể từ chế độ ăn nền thực vật.
“Một số loại rau củ có hàm lượng protein cao, đồng thời cung cấp các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể”, Patti Enni cho biết.
Theo chế độ ăn nền thực vật giúp bạn phòng ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Thêm vào đó, các thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật đều không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư…
Bạn cần bổ sung bao nhiêu protein mỗi ngày?
Theo nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị, trung bình mỗi ngày, một người trưởng thành cần bổ sung 0,8gr protein với mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, nếu nặng 61kg, bạn sẽ cần bổ sung 48,6gr protein/ngày.
Khi theo chế độ ăn nền thực vật, bạn có thể đảm bảo bổ sung đủ lượng protein cơ thể cần mỗi ngày bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu protein trong các bữa ăn. Dưới đây là một số thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật bạn có thể tham khảo:
- Đậu phụ: 1/2 cốc (126gr) chứa 19,9gr protein.
- Đậu lăng (đã luộc): 1 cốc (75gr) chứa 17,9gr protein.
- Đậu đen: 1 cốc (172gr) chứa 15,2gr protein.
- Đậu gà (đã luộc): 1 cốc (166gr) chứa 14,5gr protein.
- Hạt quinoa (đã nấu chín): 1 cốc (186gr) chứa 11gr protein.
Để bắt đầu làm quen với chế độ ăn nền thực vật, bạn có thể chọn 1 ngày trong tuần (nên chọn ngày cuối tuần) để thử nấu các món ngon từ rau củ. Điều này sẽ giúp bạn làm quen dần với chế độ ăn nền thực vật, dần cải thiện sức khỏe.
Bình luận của bạn