Không có ngưỡng nào đảm bảo an toàn khi bạn lái xe mà có sử dụng rượu bia
Nồng độ cồn tồn tại bao lâu trong máu, trong hơi thở?
Uống bao nhiêu để không vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông?
Những rủi ro khi kết hợp thuốc với rượu, bia
Bà bầu uống rượu bia, thai nhi sẽ chịu tác động xấu
Yếu tố tác động tới nồng độ cồn trong hơi thở
Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng chức năng các địa phương đang tăng cường kiểm tra các vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn. Người điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo phản ánh của báo chí, nhiều tài xế giải thích: Chỉ nhậu vào tối hôm qua, hôm nay đã bình thường; Ăn trái cây lên men, uống nước hoa quả… Trao đổi với báo Lao Động, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn Tuyên truyền, Điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) nhận định, thực tế vẫn có những trường hợp nhậu từ hôm trước tới hôm sau thì trong cơ thể vẫn có thể có nồng độ cồn.
Điều này sẽ được thể hiện kết quả bằng máy đo với kết quả cụ thể. Cơ thể có nồng độ cồn vẫn có thể tác động tới thần kinh của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo Hệ thống Trung tâm Cai nghiện Hoa Kỳ (American Addiction Centers), nồng độ cồn vẫn được phát hiện qua hơi thở trong vòng 12-24 giờ sau khi uống. Khi đi vào cơ thể, một lượng cồn đáng kể sẽ được hấp thụ thẳng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột non. Còn lại, chúng được chuyển hóa tại gan và thải ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.
Người trưởng thành khỏe mạnh bắt đầu cảm nhận được tác động của rượu và đồ uống có cồn trong vòng 15-45 phút sau khi uống. Còn tốc độ chuyển hóa rượu trung bình là 1 đơn vị cồn/giờ. Tuy nhiên, tốc độ này còn phụ thuộc vào giới tính, tỷ lệ mỡ cơ thể, tuổi tác, chiều cao hay chức năng gan của bạn.
Thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng khí thở của lực lượng CSGT đã được quy định tại các Nghị định của Chính phủ về thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong xử lý vi phạm hành chính. Nếu nồng độ cồn còn được phát hiện trong hơi thở, tài xế đã vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Làm thế nào để giảm nồng độ cồn trong hơi thở?
Loryn Powell – một YouTuber người Mỹ đã thử nghiệm đo nồng độ cồn trong hơi thở sau khi uống 4 ly rượu vodka (tương đương 200ml). Thí nghiệm vui này cho thấy, nếu cô ăn trước khi uống rượu, nồng độ cồn sẽ từ 0.046% (tức 46mg/100ml máu) giảm dần về 0% sau 4 tiếng. Còn nếu uống rượu khi bụng đói, nồng độ cồn sẽ tăng lên gấp đôi sau 1 tiếng, và mất 8 tiếng mới trở về 0%.
Các khuyến cáo của cơ quan y tế đều cho rằng, bạn nên ăn nhẹ trước khi uống và trong lúc uống rượu bia. Thức ăn trong dạ dày cản trở quá trình hấp thụ cồn vào máu, giảm gánh nặng cho gan. Nếu bạn uống rượu khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng cao. Hậu quả là dù bạn không thấy say, kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong máu hay hơi thở đều vượt ngưỡng cho phép.
Uống nước hay cà phê sau khi uống rượu không thể giúp loại bỏ nồng độ cồn hay giúp bạn giải rượu nhanh. Biện pháp tốt nhất để tránh vi phạm nồng độ cồn là uống rượu bia có kiểm soát và không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia.
Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
Bình luận của bạn