Bà bầu uống rượu bia, thai nhi sẽ chịu tác động xấu

Uống rượu, bia khi mang thai ảnh hưởng lớn đến thai nhi

6 lời khuyên khi mang thai vào mùa Đông

Pfizer phát triển vaccine RSV bảo vệ trẻ sơ sinh từ khi mang thai

Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

Bà bầu cần tránh những thực phẩm nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

Rượu bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Một hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai là hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders - FASD). Hệ lụy là thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc uống rượu bia gây ảnh hưởng nặng nhất trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, chưa rõ cơ chế nào khiến đồ uống có cồn gây ra tác hại nghiêm trọng như thế. Đến gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Helsinki (Phần Lan) đã phát hiện, đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến những biểu hiện gene ở thai nhi.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí BMC Medicine, dựa trên dữ liệu từ mẫu nhau thai của 180 em bé sơ sinh. Trong đó, 80 bé có tiếp xúc với chất cồn từ khi còn ở trong bụng mẹ (nhóm kiểm soát là 100 bé còn lại).

Ngoài ra, các nhà khoa học theo dõi riêng mẫu nhau thai từ những bà mẹ có sử dụng rượu đến tuần thai thứ 7. Họ cũng nuôi cấy tế bào gốc từ phôi thai, cho chúng tiếp xúc với chất cồn để tìm ra ảnh hưởng của rượu bia với giai đoạn phát triển đầu tiên của tế bào.

 

Gene có thể được "bật" hoặc "tắt" nhờ các hợp chất hóa học (epigenome) đè lên hoặc bám vào DNA. Một trong số cơ chế của epigenome là methyl hóa DNA (tác động đến quá trình sao chép gene hoặc ổn định nhiễm sắc thể). Nghiên cứu cho thấy chất cồn làm suy giảm đáng kể lượng methyl hóa DNA.

Kết quả cho thấy, so với nhóm kiểm soát, đồ uống có cồn kích hoạt một số thay đổi ở gene DPPA4 và FOXP2 ở tế bào nhau thai. Đây là những gene tham gia vào phát triển chức năng hệ thần kinh, trong đó FOXP2 có liên quan tới vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ. Hiện tượng này cũng được ghi nhận ở những tế bào gốc được nuôi cấy.

Ngoài ra, tuy không khác biệt nhiều về chiều cao và cân nặng, con của những người mẹ có tiếp xúc với rượu trong thai kỳ có kích thước đầu nhỏ hơn. Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết, người mẹ sử dụng rượu bia trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.  

Kiêng rượu bia giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ và thai nhi

Kiêng rượu bia giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ và thai nhi

Không có giới hạn an toàn nào cho việc uống bia, rượu trong thời gian mang thai. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn và ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. 

Nếu không biết có thai nên lỡ uống quá nhiều rượu, các bà mẹ tốt nhất nên gặp bác sỹ để được tư vấn, kiểm tra sàng lọc, đặc biệt, theo dõi thường xuyên để phát hiện dị tật (nếu có) và xử trí kịp thời. Quan trọng nhất, chị em khi mang thai cần dừng ngay việc uống rượu, bia, càng sớm càng tốt cho thai nhi. Người chồng uống rượu khi vợ mang thai cũng gây những ảnh hưởng nhất định về tâm lý của vợ. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ