Sai lầm khi uống sữa đậu nành nhiều người gặp phải

Không phải ai cũng nên uống sữa đậu nành

Bé hơn 1 tuổi có thể uống sữa đậu nành, sữa tươi được không?

Bị ung thư vú sau 3 năm uống sữa đậu nành liên tục

U xơ tử cung có cần kiêng uống sữa đậu nành không?

Có nên uống sữa đậu nành thay nước?

Uống nhiều – nguy hại sức khỏe

Cũng giống như nhiều phụ nữ khác, chị Thu Phương (Đống Đa, Hà Nội) cũng lo lắng cho sức khỏe khi chuẩn bị bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Nghe nhiều người mách bảo chị được biết uống sữa đậu nành chính là cách hoàn hảo để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong giai đoạn quan trọng này. Vui mừng khi tìm ra cách cải thiện sức khỏe và sắc đẹp, ngày nào chị cũng uống sữa đậu nành.

Những ngày đầu chị cảm thấy rất thoải mái, nhưng một tuần sau đó, chị cảm thấy lúc nào bụng cũng no, khó chịu. Không nghĩ nguyên nhân là do sữa đậu nành nên chị vẫn tiếp tục uống, mấy ngày sau, chị bị tiêu chảy không dứt, tới khám bác sỹ thì được kết luận do uống quá nhiều sữa đậu nành.

Uống nhiều sữa đậu nành sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy

Theo TS.BS Hồ Thu Mai – Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, cho biết: “Sữa đậu nành có hàm lượng protein cao, ngoài ra trong đậu nành có nhiều loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chị em không nên uống quá nhiều sữa đậu nành. Lượng sữa đậu nành nên uống hàng ngày là bao nhiêu còn tùy vào thể trạng, nhu cầu của mỗi người cũng như độ đậm đặc của sữa”. 

Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, uống sữa đậu nành sai cách cũng có thể khiến người uống tử vong. Đầu năm 2016, một em bé Trung Quốc tử vong do uống sữa đậu nành của mẹ làm. Nguyên nhân khiến em bé tử vong là do bé bị dị ứng cực mạnh với enzyme thủy phân chất đạm Trypsin có trong đậu nành. Chất này nếu được đun sôi kỹ sẽ bị phá hủy và không còn gây hại. Tuy nhiên nếu không đun kỹ sữa đậu nành thì trypsin vẫn tồn tại và gây ra ngộ độc.

Lưu ý cần nhớ khi uống sữa đậu nành

Chỉ uống khi đã đun sôi:  Khi đun sữa đậu nành cần phải đun sôi từ 10 - 15 phút sau đó mới nên tắt bếp. Ở nhiệt độ cao enzim thủy phân chất chất đạm Trypsin sẽ bị phá hủy. Khi đó sữa đậu nành sẽ an toàn hơn.

Không pha đậu nành với đường đỏ: Vì đường đỏ chứa acid lactic kết hợp với protit, calci trong đậu làm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa. Vì vậy, chỉ pha đậu nành bằng đường kính trắng.

Không nên uống sữa đậu nành khi đói

Không kết hợp với trứng gà: Lòng trắng trứng khi kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu và làm mất đi những chất dinh dưỡng của cả hai.

Không dùng để uống thuốc: Một số thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

Không uống khi đói: Uống sữa đậu nành khi đói làm cho các protein và dinh dưỡng trong sữa không được hấp thu triệt để. Khi uống nên kết hợp với một chút điểm tâm như bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột sẽ làm cho các dịch vị được tiết ra giúp các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được hấp thu và tiêu hóa tốt hơn.  

Không nên dùng quá 500ml/ngày: Uống nhiều sữa đậu nành sẽ gây trướng bụng, khó tiêu...

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp