Vì sao bạn ốm?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn ốm

Người già nên coi bệnh tật như cơn gió nhẹ

Một số mẹo chữa bệnh tại nhà bạn nên biết

Chủ động đề phòng bệnh tật mùa mưa

Hút thuốc bị động, mối nguy bệnh tật tiềm ẩn

Cơ thể con người có thể mắc phải vô số kiểu bệnh tật, nhẹ thì say xe ôtô, nặng hơn thì cảm lạnh và thậm chí hiểm nghèo như ung thư. Các thầy thuốc thời xưa cho rằng ốm đau và bệnh tật là do thần thánh tức giận giáng xuống hoặc do quỷ dữ ám. Vậy đâu là lý do thực sự khiến chúng ta có vẻ dễ dàng ốm yếu đến thế?
Con người ốm vì...
Hippocrates, người được xem là sáng lập ra nền y học hiện đại, đã ủng hộ thuyết Thể Dịch để lý giải về sức khỏe của con người. Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ bản, gọi là thể dịch. Cân bằng của bốn chất này là điều kiện cơ bản để con người khỏe mạnh, do đó bệnh tật là hậu quả của một tình trạng quá thừa thãi hay thiếu hụt của ít nhất một trong bốn chất này. Bốn thể dịch là: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch -- tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước. Các thể dịch này tùy theo thời gian, chế độ dinh dưỡng và hoạt động mà tăng giảm khác nhau chứ không ở trong một trạng thái tĩnh. Khi một người có quá nhiều một loại dịch nào đó thì nhân cách, thậm chí sức khỏe, của người này sẽ bị ảnh hưởng. 
Con người ốm vì 2 loại bệnh chính: Bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm

"Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc", Paracelsus khẳng định.

 Thời Phục Hưng có thầy thuốc tên là Paracelsus, người được coi là cha đẻ của ngành độc chất học, thì đi theo chiều hướng khẳng định bệnh tật do các yếu tố khách quan gây ra chứ không phải các yếu tố bên trong cơ thể. Ông khẳng định: "Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc".
Ngày nay, chúng ta biết rằng có hai loại bệnh chính: lây và không lây. Ngôn ngữ y khoa gọi là truyền nhiễm và không truyền nhiễm
Các bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi các tác nhân gây bệnh (pathogen) như vi khuẩn, vi trùng, nấm, ký sinh trùng. Chúng đi vào cơ thể từ không khí chúng ta hít vào, từ thức ăn đồ uống, hoặc qua các vết thương trên da. Ví dụ như một người bị cúm che miệng khi ho và vi khuẩn cảm cúm dính vào lòng bàn tay anh ta, sau đó anh ta vặn tay nắm cửa ra vào, thế là vi khuẩn dính lại trên đó. Người khác cầm vào tay nắm cửa, vi khuẩn từ đó lại dính vào tay họ, nếu họ không rửa tay mà cầm luôn đổ ăn bỏ vào miệng thì dĩ nhiên là vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể họ.
Loại trừ tác nhân gây bệnh
Mặc dù không phải tác nhân gây bệnh lúc nào cũng làm cho bạn bị ốm ngay được, nhờ cơ thể con người có một hệ miễn dịch sẵn sàng chống lại sự xâm nhập của các “đối tượng lạ”. Nhưng thực tế là các tác nhân này có khả năng thích ứng và phát triển rất nhanh, chúng sẽ “xâm lược” hệ miễn dịch trong cơ thể con người, bằng cách lẩn trốn giữa các tế bào khỏe mạnh và nhân rộng ra. Một số người có hệ miễn dịch suy yếu nên họ rất khó chống chọi được sự xâm lấn đó. Hậu quả là họ sẽ bị ốm nếu nhiễm phải tác nhân gây bệnh như ví dụ nêu trên.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện giúp con người loại bớt tác nhân gây ốm...
Đối với các bệnh không truyền nhiễm thì không tồn tại các tác nhân gây bệnh, do đó không thể lây lan từ người này sang người khác. Những bệnh này hay xuất hiện từ các yếu tố như môi trường, lối sống và di truyền. Ví dụ như bệnh ung thư da, thường là kết quả của việc phơi nắng quá nhiều mà không có biện phám chống tia UV. Một ví dụ khác là các dạng bệnh về tim mạch, thường bị gây ra bởi thói quen ngồi nhiều và ăn uống thiếu kiêng khem, hoặc do gene di truyền từ người cùng huyết thống.
Mặc dù không thể thay đổi được bộ gene của mình, chúng ta lại có rất nhiều cách chủ động để phòng chống các bệnh không truyền nhiễm. Đáng chú ý nhất chính là cách chúng ta ăn uống và tập luyện. Chúng ta cũng có thể tự giúp mình tránh khỏi các yếu tố gây bệnh như khói thuốc lá, thực phẩm bẩn… 
Bây giờ, dù bị ốm hay không, hẳn là mỗi người đều biết rằng chúng ta bị ốm do chính mình hay do điều gì khác.
10 dấu hiệu bệnh cần lưu ý:
Tự nhiên đau nhức nhối: Người bị bệnh tim không phải chỉ bị quặn thắt ở ngực, mà còn đau nhức nhối ở một số nơi như vai, cánh tay, vùng bụng, hàm dưới hoặc cổ họng. 
Đau vùng lưng dưới: Đó có thể là dấu hiệu của loãng xương, cũng có thể triệu chứng của bệnh thận.
Đau vùng bụng liên tục: Một loạt các bộ phận “nội tạng” liên quan đến chỗ đau này. Đó có thể là dạ dày, ruột thừa, thậm chí là gan, mật.
Đau bắp chân: Nếu đau quá lâu, hãy coi chừng vì các mạch máu ở sâu trong bắp chân có khả năng gặp vấn đề nghiêm trọng. 
Cảm giác nóng bỏng ở lòng bàn tay, bàn chân: Đây là vấn đề về thần kinh ngoại biên. Bạn hãy cảnh giác với khả năng mắc bệnh đái tháo đường, ngộ độc cồn, thiếu vitamin B-12, hoặc bị zona.
Đau mơ hồ, không xác định: Nếu cảm thấy đau nhức ở nhiều nơi trên cơ thể, bạn cần kiểm tra ngay. Nhất là đối với phụ nữ, đó có thể là dấu hiệu của Fibromyalgia (hội chứng đau nhức mãn tính toàn thân).
Đau buốt đầu từng cơn: Cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ hoặc bệnh “thiếu máu não thoáng qua”.
Đau vùng chậu khi quan hệ: Phụ nữ cần chú ý triệu chứng viêm vùng chậu (PID). 
Đau tinh hoàn: Có thể là triệu chứng của xoắn tinh hoàn, một cấp cứu ngoại khoa quan trọng, nếu không được giải quyết sớm có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn. Ngoài ra, đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Đau khớp xương: Nếu đau quá nhiều, hẳn nhiên bạn cần đề phòng khả năng bị thấp khớp. Đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm gan, sởi, thủy đậu.
Tú Đào (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động