Cách khắc phục tình trạng tăng cân do suy giáp

Phụ nữ suy giáp có nguy cơ tăng cân

Cường giáp có thể chuyển thành suy giáp hay không?

Nguyên nhân gây ra suy giáp và giải pháp từ thảo dược

Cách phân biệt cường giáp và suy giáp

10 vấn đề sức khỏe làm bạn khó giảm cân

Hiểu về chứng suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình cánh bướm ở phía trước cổ, tiết ra các hormone đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng với cơ thể như: Chuyển hóa, cân bằng dịch trong cơ thể, sức khỏe tim và xương khớp.

Suy giáp xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Nguyên nhân gây suy giáp thường gặp là các vấn đề tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto. Thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc Hashimoto cao hơn nam giới từ 4 đến 10 lần. Phụ nữ sau mãn kinh cũng có dễ mắc suy giáp hơn.

Triệu chứng suy giáp thường gặp gồm: Mệt mỏi, sợ lạnh, đau cơ bắp, da khô… Ngoài ra, phụ nữ mắc suy giáp nhận thấy cân nặng dễ tăng nhưng khó giảm, ngay cả khi lối sống không thay đổi. Nguyên nhân là do tốc độ chuyển hóa của cơ thể chậm lại, đốt cháy ít calo hơn ở trạng thái nghỉ ngơi.

Biện pháp kiểm soát cân nặng khi mắc chứng suy giáp

Người mắc suy giáp nên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời dùng thuốc bổ sung hormone theo đúng phác đồ. Thông thường các triệu chứng sẽ cải thiện dần sau 2-4 tuần.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp và kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn, chị em có thể cân nhắc 3 gợi ý sau:

Bổ sung iod ở mức phù hợp

Bổ sung thực phẩm giàu iod vào chế độ ăn để cải thiện hormone tuyến giáp

Bổ sung thực phẩm giàu iod vào chế độ ăn để cải thiện hormone tuyến giáp

Người thiếu iod có nguy cơ bướu cổ, suy giáp cao hơn, do iod là vi chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Hiện ở nước ta, tình trạng thiếu iod không còn phổ biến, nhưng chị em nên trao đổi với bác sĩ để có biện pháp can thiệp cần thiết.

Hàng ngày, nên sử dụng muối ăn có bổ sung iod. Muối hồng Himalaya thường không chứa nhiều iod. Đồng thời, bổ sung thực phẩm giàu iod tự nhiên như rong biển, cá biển, sữa tươi, sữa chua Hy Lạp vào chế độ ăn hàng ngày.

Hạn chế rau họ cải

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa cho quá trình giảm cân, cải thiện vóc dáng, đặc biệt ở người mắc suy giáp. Bạn cần bổ sung nhiều rau củ quả vào bữa ăn, nhưng cần tránh rau họ cải, đậu nành… có chứa goitrogen – chất ức chế hoạt động tuyến giáp.

Nghiên cứu cho thấy, sức khỏe tuyến giáp bị ảnh hưởng tiêu cực khi bạn ăn lượng lớn rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải Brussel, đặc biệt nếu ăn sống. Quá trình nấu hoặc hấp chín rau họ cải, nấu cùng muối iod có thể khắc phục phần nào tác động trên.

Vận động đều đặn

Trường hợp chị em có nồng độ hormone tuyến giáp thấp, hãy thử các bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Nghiên cứu trên tạp chí Y học Thể thao (Sports Medicine) cho thấy, bài tập HIIT giúp tăng tốc độ chuyển hóa hiệu quả hơn đi bộ nhanh và tập tạ. Dạng bài tập thể dục này giúp cơ thể chị em đốt cháy mỡ thừa thay cho carbohydrate, từ đó giúp giảm cân hiệu quả hơn.

 
Quỳnh Trang (Theo First For Women)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết