Tại sao bị đái tháo đường cần tránh ăn nhiều muối?
Ăn nhiều muối có thể gây hại cho chuyện "phòng the"?
Tại sao người bệnh tim mạch, người bị suy tim không nên ăn nhiều muối?
Muối - kẻ thù của giấc ngủ
Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ suy tim gấp 2 lần
Ăn nhiều muối ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Bác sĩ Rajkumar (chuyên gia tư vấn cấp cao về Nội khoa, Trung tâm Chấn thương Cột sống Ấn Độ) cho biết, ăn quá nhiều muối có thể gây giữ chất lỏng, tăng huyết áp và căng thẳng cho hệ thống tim mạch.
Tình trạng giữ chất lỏng (hay giữ nước, phù nề) xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ bên trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như sưng phù ở tay, chân, mắt cá chân và chân, đau nhức, cứng khớp, cân nặng thay đổi không rõ nguyên nhân.... Khi giữ nước do ăn nhiều muối, lượng nước dư thừa sẽ tích tụ trong máu, gây thêm áp lực lên thành mạch máu và làm tăng huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối ăn vào trung bình toàn cầu ở người lớn là 10,78g muối/ngày, con số này cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị của WHO đối với người lớn là dưới 5g muối/ngày. WHO ước tính hàng năm có khoảng 1,89 triệu ca tử vong liên quan đến ăn quá nhiều natri.
Bác sĩ Rajkumar cho biết thêm, bên cạnh ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, lượng natri cao cũng gây hại cho thận, phá vỡ sự cân bằng điện giải và góp phần kháng insulin, khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường trở nên khó khăn hơn.
Vì sao người đái tháo đường nên kiểm soát lượng muối ăn vào?
Theo bác sĩ Rajkumar, bệnh nhân đái tháo đường nên theo dõi lượng muối ăn vào vì nồng độ natri cao có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Lượng muối dư thừa dẫn đến tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, những bệnh thường gặp ở người bị đái tháo đường. Ngoài ra, lượng natri cao còn ảnh hưởng đến chức năng thận, có khả năng làm bệnh thận do đái tháo đường nghiêm trọng hơn.
Ăn bao nhiêu muối là đủ?
Lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho hầu hết người lớn là khoảng 2.300mg, tương đương với khoảng một thìa cà phê muối tinh. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, chỉ nên ăn dưới 1.500mg natri mỗi ngày.
Cách giảm lượng muối ăn vào mỗi ngày một cách an toàn
- Đọc kỹ nhãn thực phẩm để xác định hàm lượng natri.
- Chọn sản phẩm có lượng natri thấp.
- Tự nấu ăn để dùng ít muối hơn.
- Thêm hương vị cho món ăn với các loại thảo mộc hay gia vị để giảm muối.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh vì thường chứa nhiều natri.
Bình luận của bạn