5 bệnh tiêu hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

Bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ răng miệng

Mách bạn cách trị hôi miệng do sâu răng

Bí quyết phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Vì sao ăn rau lá xanh có lợi cho sức khoẻ răng miệng?

Đồ uống nóng và lạnh ảnh hưởng đến răng thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ nóng và có thể gây hại cho niêm mạc thực quản. Sự trào ngược acid có thể gây hại cho răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng, răng nhạy cảm và mòn men răng.

Phó giáo sư, bác sĩ Nandita Shenoy, trường Nha khoa Manipal (Ấn Độ) cho biết, những bệnh nhân bị trào ngược acid và ợ chua thường cho biết có mùi hôi trong miệng và khi kiểm tra sẽ thấy bị mòn răng (hiện tượng cấu trúc răng bị hao hụt), răng nhạy cảm và ngả màu.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Ruột kích thích là một chứng rối loạn đường ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, táo bón và thay đổi hình dạng của phân. Bác sĩ Shenoy cho biết, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa IBS và các vấn đề sức khỏe răng miệng, như chứng hôi miệng (hơi thở có mùi) và cảm giác nóng rát trong miệng.

Viêm dạ dày

Vì sao người viêm dạ dày dễ bị sâu răng, hôi miệng hơn?

Vì sao người viêm dạ dày dễ bị sâu răng, hôi miệng hơn?

Theo nghiên cứu tổng hợp đăng trên Tạp chí Bệnh tiêu hóa Trung Đông (Middle East Journal of Digestive Diseases) năm 2017, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (H. pylori) và sức khỏe nha chu kém. Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng và viêm, phổ biến là do nhiễm khuẩn H. pylori.

Khi niêm mạc dạ dày bị kích thích, nước bọt phải tiết ra nhiều hơn để trung hòa acid. Ở người viêm dạ dày, lượng nước bọt tiết ra ít hơn, có thể dẫn đến khô miệng, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về nướu, sâu răng và hôi miệng.

Bệnh crohn và viêm loét đại tràng

Bác sĩ Shenoy lưu ý, nhưng bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột như bệnh crohn hoặc viêm loét đại tràng có thể bị tổn thương và viêm đường ruột, khiến họ khó hấp thu chất dinh dưỡng từ bữa ăn. Bác sĩ cho rằng điều này có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như calci, sắt và vitamin D thiết yếu cho răng và nướu khỏe mạnh.

Hơn nữa, những người mắc các bệnh viêm ruột có thể bị tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sụt cân, kiệt sức và suy dinh dưỡng. Bác sĩ cho biết thêm, họ cũng có thể có hệ miễn dịch suy yếu, đó là lý do tại sao họ dễ có nguy cơ loét miệng, sưng nướu và nhiễm trùng ở miệng.

Bệnh celiac

Bệnh celiac là một tình trạng tự miễn trong đó cơ thể phản ứng tiêu cực với thực phẩm chứa gluten. Theo bác sĩ Shenoy, thiếu calci, vitamin D và vitamin B12 là một trong những chất dinh dưỡng có liên quan đến bệnh celiac, có thể ảnh hưởng đến răng miệng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt