Bệnh Crohn gây khó chịu, đau đớn và phiền toái cho người mắc
Gợi ý những bài tập tốt cho người bệnh viêm ruột
Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh viêm ruột mạn tính ở Việt Nam
Điểm danh 10 thực phẩm giàu vitamin C hơn cam
Gợi ý thực đơn 7 ngày với chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải
Bệnh Crohn là tình trạng viêm đường tiêu hóa mạn tính với các triệu chứng thường gặp như như đau tức bụng, tiêu chảy... Bệnh không có nguyên nhân rõ ràng và rất dễ nhầm thành các dạng bệnh tiêu hóa khác. Điều này, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Crohn
Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra được nguyên nhân và cơ chế chính xác gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, một vài giả thuyết giải thích cho nguyên nhân gây bệnh được ghi nhận, bao gồm:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: 15% người mắc bệnh Crohn cũng có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh này.
- Đang ở độ tuổi 20: Mặc dù bệnh Crohn có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kể tuổi tác, nhưng những người trong độ tuổi từ 20 đến 29 có thể có nhiều triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Thuốc lá: Vì bệnh Crohn là một tình trạng viêm nhiễm nên hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm và gây ra các triệu chứng.
- Đang sử dụng 1 số loại thuốc điều trị bệnh khác: Một số nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai và thuốc chống viêm không steroid (như aspirin hoặc ibuprofen) có thể làm tăng nguy cơ.
- Chế độ ăn nhiều chất béo: Thực phẩm giàu chất béo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm và tăng khả năng phát triển tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh Crohn - bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa mạn tính.
Các cách phòng ngừa
Mặc dù các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân gây ra Crohn nhưng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giảm bớt các đợt bùng phát bệnh. Thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống, giảm mức độ căng thẳng và tập thể dục thường xuyên có thể là chìa khóa giúp bạn kiểm soát bệnh Crohn.
1. Bỏ thuốc lá:
Khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh Crohn khi đã mắc bệnh và có thể làm cho bệnh nặng hơn. Thậm chí, những người mắc bệnh Crohn vẫn duy trì việc hút thuốc sẽ có nhiều đợt cấp tính tái phát liên tục và đôi khi cần can thiệp bằng phẫu thuật. Không nên hút thuốc, bởi vì thuốc lá là một trong các nguyên nhân làm gia tăng bệnh Crohn. Do đó, việc bỏ hút thuốc là thực sự cần thiết, vừa giúp cải thiện tình trạng đường tiêu hóa, vừa đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
2. Điều chỉnh chế độ ăn:
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, đặc biệt nếu bạn ăn chế độ ăn nhiều chất béo, là cần thiết và sẽ có lợi cho sức khỏe nói chung. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn theo chế độ Địa Trung Hải, tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, trái cây và rau quả, có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.
Bất kể loại thực phẩm hoặc chế độ ăn kiêng bạn chọn là gì, bạn nên giảm lượng thức ăn chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều muối hoặc đường. Đặc biệt, nên lưu ý tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng chống viêm vào chế độ ăn. Điều này sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa bệnh Crohn.
3. Tuân thủ phác đồ điều trị:
Bác sỹ có thể giúp bạn tìm ra các lựa chọn điều trị tốt nhất, phù hợp với thói quen và lối sống của bạn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải uống thuốc theo đơn và đúng giờ. Điều này rất có thể giúp bạn giảm các triệu chứng khi bạn kết hợp thay đổi lối sống.
4. Thăm khám ngay khi có nghi ngờ bệnh:
Nếu bạn nghĩ rằng mình có các triệu chứng của bệnh Crohn hoặc nhận thấy cơn đau dạ dày mới hoặc những thay đổi kéo dài trong nhu động ruột, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Đánh giá y tế sẽ có thể xác định chính xác và kịp thời tình trạng bệnh của bạn.
Những người mắc bệnh Crohn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn so với dân số nói chung. Đó là lý do tại sao việc chẩn đoán và bắt đầu điều trị sớm, kịp thời nếu bạn mắc bệnh là rất quan trọng.
Bình luận của bạn