Uống nước mùa nắng thế nào cho đúng?

Nên lưu ý bổ sung nước đúng cách vào ngày Hè

Podcast: Trời nắng nóng, uống nước sao cho đúng?

Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

Thời điểm uống nước giúp giảm cân tốt hơn

Bác sĩ chỉ ra 3 lý do nên uống nước ấm khi bụng đói

Podcast: Uống nước ép hay ăn trái cây tốt hơn?

Những lưu ý về uống nước khi thời tiết nắng nóng dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe, đồng thời thu được tối đa giá trị mà nước đem lại. 

Đừng uống quá nhiều nước

Vào mùa Hè, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể dễ bị mất nước. Do đó, nhiều người có thói quen uống một lượng nước lớn để bù nước và điện giải mất đi do mồ hôi toát ra. Nước tuy giúp giải nhiệt nhưng uống quá nhiều có thể khiến thận bị quá tải không thể bài tiết hết lượng nước thừa. Đồng thời, uống dư nước dẫn tới đi tiểu nhiều, gây ra tình trạng đào thải quá mức muối khoáng dẫn đến mất cân bằng nước - điện giải.

Việc áp dụng một cách máy móc 2 lít nước một ngày là không đúng

Việc áp dụng một cách máy móc 2 lít nước một ngày là không đúng

Vậy cần uống bao nhiêu nước một ngày để không thừa, không thiếu? Nhiều người cho rằng, cứ uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, điều này không phải luôn đúng trong mọi trường hợp. Cần lưu ý rằng, thực phẩm bạn ăn vào cũng đã chứa một lượng nước nhất định. Theo các chuyên gia, lượng nước bạn cần uống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng sức khỏe, môi trường khí hậu và mức độ vận động thể chất,...

Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày khi thời tiết nắng nóng?

Dược sĩ Parvinder Sagoo - Giám đốc hiệu thuốc trực tuyến của Simply Meds Online, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc uống nhiều nước hơn bình thường khi thời tiết nắng nóng. Dược sĩ Parvinder Sagoo chia sẻ với The Independent: “Bạn có nhiều khả năng bị mất nước qua mồ hôi khi trời nóng. Vì vậy, uống nước sẽ giúp chống lại tình trạng mất nước, đồng thời hạ nhiệt cơ thể.”

Bác sĩ đa khoa Angela Rai - Cao đẳng Hoàng gia về Bác sĩ đa khoa, cho biết thêm, trong điều kiện khí hậu oi ả, chúng ta nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày. Cô nói: “Nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày, tương đương khoảng 1,5-2 lít. Tuy nhiên, trong thời tiết oi bức và đặc biệt nếu chúng ta tập thể dục, nhu cầu về nước sẽ tăng lên. Vì vậy, cần uống tối đa khoảng ba lít mỗi ngày. Điều quan trọng là phải phân bổ lượng nước này trong suốt cả ngày và không uống quá nhiều cùng một lúc."

Tuy nhiên, những bệnh nhân suy tim cần đặc biệt lưu ý, uống nhiều nước làm tăng khối lượng tuần hoàn, tình trạng suy tim sẽ nghiêm trọng hơn. Vì thế, người suy tim nên khống chế lượng nước đầu vào, khi nào khát mới uống. 

Có thể chia lượng nước uống như sau: 40% lượng nước vào buổi sáng, 40% vào buổi chiều, 20% vào buổi tối.

Có thể chia lượng nước uống như sau: 40% lượng nước vào buổi sáng, 40% vào buổi chiều, 20% vào buổi tối.

Để nhận biết lượng nước uống vào đã đủ hay chưa, bạn có thể dựa vào số lần và khoảng cách đi tiểu trung bình từ 2 tới 4 giờ. Nếu uống không đủ nước, khoảng cách đi tiểu sẽ kéo dài tới 5h. Ngoài ra, màu nước tiểu (sậm hay nhạt) cũng có thể là dấu hiệu nhận biết lượng nước bạn uống còn thiếu hay thừa. Màu sậm là bạn đang thiếu nước, nếu nước tiểu quá trong, đồng nghĩa với việc bạn đang nạp quá nhiều nước. 

Đừng uống nước quá nhanh và quá nhiều trong cùng một thời điểm

Thời tiết oi bức ngày Hè thường dễ gây toát mồ hôi. Lúc này, nhiều người có thói quen sai lầm là uống một lượng nước lớn vào cơ thể trong một thời gian ngắn nhằm bù nước và giải tỏa cơn khát tức thì. Hành động tưởng như vô hại này tiềm ẩn hậu quả khôn lường. Việc uống nước quá nhanh và quá nhiều trong một thời gian ngắn có thể khiến máu bị loãng đột ngột, làm mất điện giải và có thể dẫn đến nguy cơ bị trụy tim. Bên cạnh đó, hành động này còn có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước, hạ natri máu, làm tăng lượng nước xâm nhập vào các tế bào. Sau đó, các tế bào sưng lên làm tăng nguy cơ gặp các triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí co giật, hôn mê,...

Uống quá nhiều nước trong một lần có thể gây ngộ độc. - Ảnh: Điện máy xanh

Uống quá nhiều nước trong một lần có thể gây ngộ độc. - Ảnh: Điện máy xanh

Hiệp hội Y khoa Quốc tế khuyến cáo, một người không hoạt động thể lực cường độ cao không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ. Bạn nên chia đều lượng nước cần uống nhiều lần trong ngày. Điều này giúp việc điều tiết hoạt động của cơ thể hài hòa hơn và cơ thể không rơi vào trạng thái thiếu nước hay thừa nước. Khi uống nước, nên uống từ từ, chậm rãi theo từng ngụm nhỏ.

Đối với nhóm đối tượng luyện tập thể dục, thể thao, lao động nặng cường độ cao, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể sẽ lớn hơn. Trong quá trình lao động hay rèn luyện thể thao căng thẳng, cần bổ sung nước thường xuyên ngay cả khi không cảm thấy khát. Điều này giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, giảm mệt mỏi, ngăn nguy cơ chuột rút và các rủi ro về sức khỏe khác. Thời gian uống nước nên cách nhau từ 15-20 phút. Nên uống từ từ, mỗi lần từ 150-200ml chia theo từng ngụm nhỏ. Lưu ý không nên uống quá 950ml trong một giờ trong khi tập luyện vì có thể dẫn đến tác dụng phụ.

Hạn chế uống nước lạnh

Khi thời tiết trở nên oi ả, cơ thể thường có nhu cầu uống nước lạnh để làm mát tức thì, đem lại cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước lạnh sẽ làm tăng nguy cơ viêm họng, đau họng, sưng họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, hư men răng, nhức đầu,...

Khi uống nước quá lạnh, dây thần kinh phế vị (thuộc hệ thần kinh giao cảm điều hòa hoạt động của nhịp tim) sẽ bị ức chế. Khi đó, có thể làm tim đập chậm, huyết áp tăng. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học, uống nước lạnh thường xuyên có thể làm co các mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột tăng nhanh, có thể dẫn đến co thắt ruột gây đau bụng, tiêu chảy.

 

 

Trang Hương (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp