- Chuyên đề:
- Tăng cường thị lực
Khám mắt cho trẻ em giúp tầm soát sớm các tật khúc xạ và bệnh lý ở mắt
Podcast: Cách để trẻ không tăng độ cận thị
Cha mẹ nên cảnh giác nguy cơ trẻ bị cận thị sau kỳ nghỉ Hè
Bảo vệ mắt cho con trong thời đại “siêu” cận thị
Thực phẩm bổ mắt, tốt cho thị lực của trẻ
Trẻ nên khám mắt ở độ tuổi nào?
Theo BS. Elias Traboulsi – chuyên gia nhãn khoa cho trẻ em, hệ thống Cleveland Clinic (Mỹ), trẻ nên được đi khám mắt từ sớm và khám định kỳ trước khi đến tuổi đi học. Một số vấn đề về mắt có thể phát triển ngay từ khi còn nhỏ và ảnh hưởng lâu dài đến thị lực của trẻ. Vì vậy, phát hiện càng sớm giúp điều trị kịp thời và giảm thiểu hậu quả sau này.
Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo tầm soát sức khỏe mắt cho trẻ sơ sinh, trẻ ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, 12-36 tháng tuổi, tuổi 3-5 và lúc 5 tuổi, trước khi đi học.
Ngay sau khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra thị lực. Trong những năm đầu đời, trẻ cần được khám mắt để đánh phản xạ của đồng tử khi ánh sáng chiếu vào mắt. Đặc biệt, những buổi thăm khám này đặc biệt quan trọng với trẻ:
- Có tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc các bệnh về mắt như lác, nhược thị…
- Bác sĩ phát hiện ra trẻ mắc một bệnh lý ảnh hưởng tới thị lực.
- Cha mẹ nghi ngờ trẻ có vấn đề về đôi mắt.
BS. Traboulsi khuyến nghị, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt chuyên sâu với bác sĩ chuyên về nhãn khoa khi trẻ được 1 tuổi. Nếu có thể, thực hiện thêm một lần trước khi trẻ đi học mẫu giáo, ngay cả khi trẻ không gặp bệnh lý nào về mắt.
Dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về mắt và thị lực
Khám mắt chuyên sâu khác với bài kiểm tra thị lực vốn có thể tiến hành tại phòng y tế tại trường học. Kiểm tra thị lực với bảng có số hoặc chữ giúp xem trẻ nhìn rõ tới đâu, từ đó giúp đưa ra biện pháp chăm sóc dự phòng cho trẻ.
Trong khi đó, khám mắt chuyên sâu được thực hiện khi trẻ có những “cảnh báo đỏ” về thị lực. Các bác sĩ tiến hành nhiều bài kiểm tra như đo độ dài trục nhãn cầu, bản đồ giác mạc, chuyển động của mắt, kiểm tra mù màu, tật khúc xạ…
Qua theo dõi hành vi và sinh hoạt của trẻ hàng ngày, cha mẹ có thể sớm phát hiện một số dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám như:
- Trẻ không nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện.
- Mắt và đầu trẻ không di chuyển theo các vật đang chuyển động.
- Không nhận biết các nét trên khuôn mặt người khác.
- Phải ngồi sát màn hình TV, để sách vở gần sát vào mắt mới nhìn thấy.
- Mắt bị lệch vào trong hoặc lệch ra ngoài.
- Mí mắt sụp, che mất tầm nhìn.
Một số vấn đề về mắt xuất hiện ở tuổi ấu thơ có thể là vấn đề di truyền: Dị tật về mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh, tăng nhãn áp (glaucoma) bẩm sinh, cận thị, nhược thị (suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt). Trong đó, nhược thị có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm.
BS. Traboulsi cho rằng, cha mẹ không nên “tự kiểm tra” thị lực cho trẻ tại nhà. Tốt hơn hết, trước khi trẻ đến tuổi đi học, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám mắt tại chuyên khoa mắt tại các bệnh viện uy tín.
Bình luận của bạn