Những lý do mẹ nên "nhường" việc chăm con cho bố

Sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ việc nuôi dạy con có sự tham gia của bố.

Kinh nghiệm chăm con lớn khỏe và xinh đẹp như thiên thần

Điều gì sẽ xảy ra khi cả 2 mẹ con đều ốm?

Sự khác nhau hài hước giữa cách chăm con của bố và mẹ

"Tôi chỉ ước bây giờ được nghe con gọi hai tiếng bố ơi"

Trong khoảng bốn thập kỷ qua, hàng trăm nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng: Người cha tham gia nhiều hơn trong việc nuôi dạy con quyết định rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ cũng như những thành công của trẻ trong tương lai. Sự tác động của người bố thể hiện rõ nhất trong vài lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của trẻ như giao tiếp xã hội, kết quả học tập và những thành tựu trong tương lai.  

Bố = Sự thành công của trẻ

Sự ảnh hưởng của bố tới trẻ có thể bắt đầu từ khi bé mới chào đời. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé càng được tiếp xúc nhiều với bố thì có nhiều khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, tự tin hơn trong các hoàn cảnh lạ, rất háo hức khám phá môi trường xung quanh, hòa đồng hơn khi lớn lên, nhanh nhạy khi xử lý vấn đề và có IQ cao hơn các bé cùng tuổi. Ngoài ra, các bé cũng vui vẻ hơn khi đến trường và có thể tự lập tốt hơn khi phải xa cha mẹ.

Khi đi học, những trẻ được tiếp xúc với bố nhiều hơn thường có có kết quả học tập tốt hơn. Kết luận này được đưa ra từ một nghiên cứu của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho thấy những trẻ này có khả năng được điểm A cao hơn 43% so với những đứa trẻ khác và khả năng ở lại lớp thấp hơn 33% so với những trẻ ít được tiếp xúc với bố. Ngoài ra, tỷ lệ bị hạnh kiểm xấu và nguy cơ trẻ bị trầm cảm cũng thấp hơn. 

Theo nghiên cứu của FIRA (Liên minh những nhà nghiên cứu ở Mỹ về sự tham gia của người cha trong việc nuôi dạy con), đối với bé gái khi được tiếp xúc nhiều với bố từ nhỏ sẽ có khả năng tự đánh giá bản thân (lòng tự trọng) cao hơn và có nhiều hiểu biết về tình dục hơn đến tuổi dậy thì. Còn đối với các bé trai khi đến tuổi thiếu niên sẽ ít gây lộn và có khả năng tự định hướng cao hơn. Khi lớn hơn, những đứa trẻ này thường học cao, có nhiều thành công trong sự nghiệp, có khả năng tự chấp nhận và cảm thấy hạnh phúc. Khi trưởng thành, chúng sẽ có lòng khoan dung, sự thấu hiểu, có nhiều bạn bè giúp đỡ, và có một hôn nhân bền vững.

Sự tham gia của bố vào các hoạt động hàng ngày là rất quan trọng

Một nghiên cứu của trường đại học Brigham Young (Hoa Kỳ) đã chỉ ra sự tham gia của bố vào các hoạt động hàng ngày của con như ăn tối cùng nhau, xem TV, chơi trò chơi ở nhà... sẽ có tầm ảnh hưởng hơn cả những chuyến đi dã ngoại mặc dù chúng cũng tác động đến sự phát triển của trẻ rất tốt. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tình cảm giữa bố và con sẽ càng khăng khít thông qua càng hoạt động hàng ngày có sự tham gia của bố sẽ giúp sự gắn kết trong gia đình càng cao.

Phương pháp dạy con khác nhau

Câu hỏi đặt ra là: Ảnh hưởng của người bố khác người mẹ thế nào trong việc nuôi dạy con? Không phải chỉ người bố tốt là đủ? Bởi bố và mẹ có những vai trò khác nhau trong gia đình. Brett Copeland - một nhà tâm lý học lâm sàng tại Tacoma, Washington (Mỹ) cho biết:" Người cha thường khuyến khích con sự cạnh tranh, tính độc lập và mong muốn lập thành tích còn mẹ thường đề cao sự công bằng, an toàn và hợp tác".

GS. Bradford Wilcox - Giáo sư xã hội học Đại học Virginia (Mỹ) cũng cho biết sự khác biệt lớn nhất trong việc nuôi dạy con là các bà mẹ thường có xu hướng lo lắng về sự an toàn và hạnh phúc của con nên thường nuôi dạy bằng cách "bao bọc" trong khi các ông bố thường khuyến khích con dám chấp nhận rủi ro và học cách tự lập. Bốn cách điển hình trong phương pháp dạy con của bố là: chơi, khuyến khích rủi ro, bảo vệ và xử lý kỷ luật.

Trẻ học gì khi chơi cùng bố

Thông qua cuộc khảo sát các ông bố, bà mẹ từ 390 gia đình về cách họ chơi với con cái, nhà tâm lý học Ross Parke chỉ ra rằng: "Dấu ấn của trẻ về các ông bố được để lại từ khi trẻ còn ở tuổi sơ sinh, mới tập đi thông qua những trò chơi đặc trưng bởi sự kích thích, tò mò, không thể đoán trước. Trong khi đó, các bà mẹ lại lựa chọn những hoạt động ít kích động, an toàn và nhẹ nhàng hơn. Khi chơi với bố, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành vi".

Bố bảo vệ con thế nào?

Sự bảo vệ của người bố xuất phát từ bản năng vốn có khi làm cha nên họ thường xuất hiện để chống lại những tác động xấu làm tổn hại đến con cái. Có điều thay vì bảo vệ con bằng cách "bao bọc" như mẹ, bố thường khuyến khích con thử những cái mới, chấp nhận rủi ro và hỗ trợ từ đằng sau. Một nghiên cứu của J. Le Camus (Pháp) tập trung vào một nhóm phụ huynh dạy con tập bơi cho thấy các ông bố thường có xu hướng khuyến khích con tiếp xúc với nước từ sớm để đối mặt với sự sợ hãi môi trường mới, sau đó đứng đằng sau để bảo vệ con trước mọi nguy cơ xảy đến. 

Cũng theo 1 nghiên cứu khác của nhà tâm lý học Rob Palkovitz nói trên trang The Atlantic cho thấy những đứa trẻ là nữ khi không có sự nuôi dạy, chăm sóc từ nhỏ của người cha thường xảy ra nguy cơ mang thai trong độ tuổi thành niên hoặc vị thành niên. 

Kỷ luật

Mặc dù tần suất phạt con của các bà mẹ thường nhiều hơn nhưng mức độ răn đe thì lại không bằng các ông bố, do đó các con thường sợ bố hơn mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy, các ông bố thường "sẵn sàng" thi hành kỷ luật đối với con hơn để chứng tỏ với con rằng họ thực sự có quyền trong gia đình, còn các bà mẹ lại thường hay giải thích với con và bị chi phối quá nhiều về tình cảm. Mặc dù cách ửng xử của bố và mẹ với con rất khác nhau nhưng chúng đều có thể hiệu quả trong khi áp dụng hình thức kỷ luật đối với trẻ. 

Tuy vậy, tin tốt cho bạn là để có những đóng góp tích cực trong sự phát triển sau này của trẻ không hẳn phải cần đến một ông bố quá "kiệt xuất". Phát hiện của giáo sư Bradford Wilcox cho thấy những đứa trẻ chỉ có mẹ sẽ có nhiều nét tương đồng trong hành vi tiêu cực khi lớn lên (mang thai sớm, nợ nần, trầm cảm, bạo lực...) với những đứa trẻ trong gia đình có một bà mẹ và một ông bố không tốt. Nhưng, nếu trẻ sống với bố mẹ trong một gia đình hạnh phúc thì chúng cũng sẽ sống tốt hơn. 

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ