Ảnh: skyeswimwear.com
Bộ 3 sát thủ kéo bạn tới nghĩa địa sớm
Ngủ nhiều cũng "xấu" như hút thuốc, uống rượu
Nhận dạng các triệu chứng u não ở trẻ em
Mất ngủ đêm nay, nghìn đêm không bù nổi
Sự thay đổi thời tiết không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài trời mà còn phá vỡ một số quy trình tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là giấc ngủ. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao chúng ta muốn ngủ nhiều hơn vào mùa Đông, theo Men's Fitness.
Thiếu ánh sáng tự nhiên
Khi ánh sáng ngoài trời giảm, cơ thể sẽ giải phóng melatonin, loại hormone có tác dụng thông báo đã đến giờ đi ngủ. Vào mùa Đông, mặt trời lặn sớm khiến quá trình giải phóng melatonin bị đẩy lên, cơ thể không phân biệt rõ ngày và đêm, kết quả là giấc ngủ bị rối loạn. Thêm nữa, mùa Đông còn có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm theo mùa. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bằng việc đi bộ ngoài trời trong giờ ăn trưa.
Cơ thể quá ấm
Cơ thể hạ nhiệt khi nằm, tăng nhiệt khi tỉnh dậy và nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều tác động đến giấc ngủ. Như vậy, đừng nên đắp quá nhiều chăn và để máy sưởi quá ấm.
Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm, khiến chất lượng giấc ngủ càng giảm. Tốt nhất, hãy giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, đắp vừa phải chăn và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Chế độ ăn uống
Vào mùa Đông, chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn. Thế nhưng, ăn quá gần giờ đi ngủ làm bạn dễ tỉnh dậy giữa chừng. Ngoài ra, ăn nhiều vào buổi tối sẽ dẫn đến ợ nóng, tăng cân cùng chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bạn không thể ngon giấc và liên tục mệt mỏi trong ngày. Bởi vậy, hãy chú ý đến bữa ăn và hạn chế bia, rượu.
Stress
Mùa Đông cùng các lễ hội là dịp tụ họp gia đình, cũng là thời điểm phải chi tiêu nhiều nên không ít người bị stress. Căng thẳng quá độ sẽ dẫn đến mất ngủ và khiến bạn muốn ngủ bù vào cuối tuần dù điều này không hề tốt. Để cải thiện, hãy thức dậy và đi ngủ vào giờ cố định, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi đầy đủ hơn.
Bình luận của bạn