5 lý do phụ nữ nên tăng lượng kẽm mỗi ngày

Lợi ích sức khỏe của kẽm đối với phụ nữ

6 nhu cầu dinh dưỡng cần thay đổi trong thời kỳ mãn kinh

Người lớn cũng cần cẩn thận với suy dinh dưỡng

7 chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn chay

Lưu ý khi mua thực phẩm đông lạnh để đảm bảo dinh dưỡng

Giảm đau bụng kinh

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2007, tăng lượng kẽm tiêu thụ mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Đây là triệu chứng chính, gây đau đớn và thường gặp nhất trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Kẽm cũng có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa prostaglandin, hợp chất gây viêm, co thắt cơ tử cung.

Ngăn ngừa nhiễm nấm Candida

Bạn có biết rằng, thiếu hụt kẽm giúp ngăn ngừa tái phát nhiễm nấm candida âm đạo? Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ cho thấy, kẽm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng da và niêm mạc do nấm Candida albicans. Do đó, tăng lượng kẽm ở phụ nữ có thể cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm nấm.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Kẽm là dưỡng chất rất quan trọng cho phụ nữ mang thai

Bên cạnh số các chất dinh dưỡng quan trọng như acid folic, sắt và calci... trong thời kỳ mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên phụ nữ nên tăng lượng kẽm. Nguyên nhân là vì sự thiếu hụt kẽm trong thời kỳ mang thai có liên quan tới tình trạng mang thai kéo dài và sự phát triển chậm của thai nhi. Do đó, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu kẽm như rau bina, hạt bí ngô, đậu hũ và hạt điều.

Chống trầm cảm

Cũng giống như sắt, kẽm cũng có tác dụng như một loại thuốc hỗ trợ chống trầm và cải thiện các triệu chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nó cũng giúp cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức ở phụ nữ mãn kinh.

Ngăn ngừa loãng xương

Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Y tế quốc tế (Journal of International Medical Research) cho thấy rằng, phụ nữ bị loãng xương thường bị thiếu kẽm và việc tăng lượng kẽm có thể giúp cải thiện mật độ xương. Do đó, bạn nên bổ sung kẽm cùng với calci, đặc biệt là sau khi mãn kinh để làm giảm nguy cơ loãng xương.

Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các nguồn thực phẩm như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và chocolate, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh…
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp uống bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có trên thị trường. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sỹ, đồng thời tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi lựa chọn sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào.
Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng