Bệnh nhân viêm đại tràng "khổ" rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy thường xuyên
Con bị rối loạn tiêu hóa - Mẹ phải làm sao?
Bệnh đường tiêu hóa – chớ lơ là
Giải pháp nào cho bệnh viêm đại tràng mạn tính?
Viêm đại tràng: Nỗi khổ khó nói
Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tùy vào cơ địa của từng người mà bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính phải đối mặt với các vấn đề khó chịu với tần suất và mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Các biểu hiện thường gặp của viêm đại tràng là:
- Rối loạn tiêu hóa khiến đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhầy, lẫn bọt hoặc đi phân táo kèm theo mũi nhầy bọc ngoài phân hoặc táo bón xen kẽ đi lỏng. Người bệnh còn có thể có cảm giác mót rặn và sôi bụng, muốn đi tiêu ngay lập tức
- Đau bụng dọc khung đại tràng, đau lan tỏa ra sau lưng và có nguy cơ bị chuột rút bụng nghiêm trọng gây đau đớn, thậm chí buồn nôn do những tổn thương trên niêm mạc đại tràng gây xước ở đường tiêu hóa.
- Nặng bụng, chướng bụng, đầy hơi. Viêm đại tràng làm niêm mạc đại tràng bị tổn thương, nhu động giảm khiến các chất cặn bã bị ứ trệ không đào thải ra ngoài được, sinh đầy hơi, chướng bụng. Đồng thời, thức ăn ở phía trên cũng bị ứ trệ lại gây ậm ạch khó tiêu.
- Mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng, mất nước. Viêm đại tràng có thể làm cản trở khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và calo của cơ thể gây thiếu hụt dưỡng chất. Ngoài ra, trong các trường hợp tiêu chảy nhiều, người bệnh còn có nguy cơ bị mất nước nếu không được bù nước kịp thời.
Chế độ ăn ảnh hưởng nhiều đến căn bệnh viêm đại tràng
Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, tùy từng trường hợp mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Phát hiện sớm viêm đại tràng giúp làm giảm nguy cơ diễn tiến mạn tính. Ngoài ra, sức khỏe của người bệnh cũng sẽ được cải thiện sớm.
Điều trị viêm đại tràng: Cần kiên trì
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hiện nay là người bệnh viêm đại tràng và những người có nguy cơ thường không nắm rõ được tình trạng bệnh của mình. Do đó, việc chẩn đoán bệnh thường gặp nhiều khó khăn, thậm chí kéo dài. Nhiều bệnh nhân khi đi khám bệnh cũng thiếu sự kiên trì (cả trong việc theo dõi các biểu hiện của cơ thể để chẩn đoán bệnh, cả trong quá trình điều trị bệnh).
Theo đó, để việc điều trị bệnh viêm đại tràng mang lại kết quả như mong muốn, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị kiên trì và toàn diện kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và khoa học, đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng.
Việc dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sỹ. Thực tế hiện nay cho thấy, các loại thuốc điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính đều có những tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.
Theo GS.TS Trạch, hiện nay, người bệnh có xu hướng dùng kết hợp giữa thực phẩm chức năng và thuốc điều trị trong giai đoạn cấp, hoặc dùng TPCN trong giai đoạn phòng ngừa. Đây là xu thế chung của thế giới nhưng lựa chọn thế nào phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
Việc dùng thuốc điều trị có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Các sản phầm có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị. Các loại thảo dược được sử dụng trong những sản phẩm này thường được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, giúp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Để các sản phẩm này phát huy giá trị, theo GS.TS Trạch, vẫn cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa để có sự kết hợp tốt nhất với thuốc điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm như đồ tanh, thức ăn ôi thiu, đồ ăn khó tiêu sinh nhiều hơi, hạn chế rượu bia và thuốc lá. Ngoài ra, người bệnh nên luyện tập thói quen nhai kỹ, ăn chậm, đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày và thay đổi môi trường sống tạo không khí thoải mái dễ chịu, tránh căng thẳng, lo âu.
Bình luận của bạn