Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Mỹ đã theo dõi 629 trường hợp bệnh nhân viêm ruột thừa từ 7 đến 17 tuổi. Có 22% số trẻ (122 người) mắc viêm ruột thừa không có biến chứng, đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu. Có 37 gia đình lựa chọn biện pháp tiêm tĩnh mạch kháng sinh trong 1 ngày và uống kháng sinh tiếp tục trong vòng 10 ngày tiếp theo. Những gia đình còn lại lựa chọn phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 76% số bệnh nhân uống kháng sinh không cần phẫu thuật và đã khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân tiết kiệm được 800 USD so với thực hiện một ca phẫu thuật.
Tương tự trong một nghiên cứu khác của Phần Lan, TS Paulina Salminen - Đại học Turku, cho rằng, nghiên cứu của ông và các công sự đã chứng minh rằng những người bị viêm ruột thừa không nhất thiết phải mổ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân, tránh được các biến chứng không đáng có trong phẫu thuật.
Nên đọc
Vậy, mổ hay không mổ?
Theo các chuyên gia tiêu hóa Việt Nam, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho người bệnh viêm ruột thừa se còn cần nghiên cứu thêm trong tương lai bởi ba nguyên nhân chủ yếu:
- Số lượng bệnh nhân trong các nghiên cứu còn nhỏ, chưa đại diện được cho cộng đồng.
- Việc sử dụng kháng sinh có nguy cơ kháng thuốc ở bệnh nhân và những bệnh nhân không thể điều trị bằng kháng sinh sẽ có nguy cơ biến chứng.
- Tại Việt Nam, viêm ruột thừa dù vỡ hay chưa vỡ đều đang được phẫu thuật cắt bỏ là chính. Đây là kỹ thuật khá phổ thông, dễ thực hiện và nguy cơ biến chứng trong phẫu thuật có tỷ lệ thấp.
Đây là những nghiên cứu đáng tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc con bạn bị đau ruột thừa, tốt nhất không nên tự tiện uống kháng sinh, hãy đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn