Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: Reuters.
New Zealand dỡ bỏ hầu hết các quy định phòng chống dịch COVID-19
Bộ Y tế: Phát động chiến dịch truyền thông, phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
Thông điệp mới của Bộ Y tế trong phòng chống dịch COVID-19
7 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á nới lỏng phòng dịch COVID-19 để hút khách du lịch
Ngày 14/9, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 hàng tuần đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 và ông kêu gọi thế giới nắm lấy cơ hội này. Ông Tedros nhấn mạnh, hiện đang là thời điểm tốt nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19 và mục tiêu này hoàn toàn trong tầm tay.
Theo Reuters, đây được xem là đánh giá lạc quan nhất của WHO từ khi cơ quan này tuyên bố COVID-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu và gọi đây là đại dịch vào tháng 3/2020.
Cho đến nay, COVID-19, căn bệnh xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, đã khiến gần 6,5 triệu người tử vong và 606 triệu người nhiễm trên thế giới. Bên cạnh đó, việc phát triển vaccine thần tốc và các phương pháp điều trị hiệu quả đã ngăn chặn nhiều ca tử vong và nhập viện. WHO cũng ước tính, thế giới đã ngăn chặn được khoảng 19,8 triệu ca tử vong nhờ vaccine COVID-19 vào năm 2021 và 12 tỷ liều vaccine đã được tiêm cho người dân trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO cảnh báo rằng, COVID-19 vẫn đang là "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu" ở hầu hết các quốc gia và nhấn mạnh về con số 1 triệu người chết vì COVID-19 chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2022. Ông Tedros một lần nữa kêu gọi các quốc gia duy trì cảnh giác với virus, đồng thời ví đại dịch như cuộc chạy đua marathon.
“Một vận động viên marathon sẽ không dừng lại khi vạch đích xuất hiện, cô ấy chạy chăm chỉ hơn, với tất cả năng lượng còn lại. Vì vậy, giờ cũng là lúc để chạy bền và đảm bảo chúng ta vượt qua ranh giới, gặt hái phần thưởng cho tất cả những khó khăn vừa qua" - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong buổi họp báo.
Ông Tedros nói thêm: “Nếu chúng ta không tận dụng cơ hội này ngay bây giờ, chúng ta có nguy cơ có nhiều biến thể hơn, nhiều ca tử vong hơn, nhiều gián đoạn hơn và nhiều bất ổn hơn. Vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội này".
Theo The Guardian, WHO cũng đưa ra 6 bản tóm tắt hướng dẫn hành động chính mà tất cả các quốc gia nên thực hiện vào giai đoạn này bao gồm: Xét nghiệm, tiêm chủng, thực hành tốt nhất khi quản lý dịch bệnh, duy trì các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch và sự tham gia của cộng đồng.
Theo WHO, các quốc gia cần xem xét kỹ chính sách của mình và tăng cường ứng phó COVID-19 cũng như các loại virus trong tương lai. Ông Tedros cũng kêu gọi các nước tiêm vaccine cho 100% người thuộc nhóm có nguy cơ cao và tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm virus. Cơ quan y tế khuyến nghị chính phủ duy trì nguồn cung cấp thiết bị y tế, bổ sung lực lượng nhân viên y tế đầy đủ.
"Chúng tôi dự đoán sẽ có những đợt lây nhiễm trong tương lai, khả năng xảy ra và những thời điểm khác nhau trên khắp thế giới do các biến chủng phụ của Omicron, thậm chí các biến chủng đáng lo ngại sẽ xuất hiện", Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ học cấp cao, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO nhận định trên Reuters.
Bên cạnh đó, người phát ngôn của Ủy ban Châu Âu cũng cho biết: " "Làn sóng COVID-19 trong mùa Hè qua, do biến chủng phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 lưu hành, cho thấy đại dịch vẫn chưa kết thúc vì virus tiếp tục lây lan ở Châu Âu và hơn thế nữa".
Bình luận của bạn