Bác sỹ nhi khoa Soumya Swaminathan - Trưởng nhóm khoa học của WHO phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: Reuters.
WHO: Sức khỏe phải là cốt lõi trong đàm phán về biến đổi khí hậu
WHO kêu gọi các nước "hành động" vì sức khỏe đô thị
WHO: Nấm gây bệnh đang trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe con người
WHO cảnh báo Châu Âu về "quả bom hẹn giờ" do thiếu nhân viên y tế trầm trọng
Việc rời bỏ cơ quan y tế toàn cầu của bà Soumya Swaminathan, một bác sỹ nhi khoa người Ấn Độ, đồng thời Trưởng nhóm khoa học của WHO, đã được thông báo trên Twitter, diễn ra khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus với tư cách là người lãnh đạo cơ quan 74 năm tuổi của Liên Hợp Quốc đang được tiến hành.
Theo Reuters, một số các nhân sự cấp cao khác của WHO bao gồm: Tiến sĩ Ren Minghui, trợ lý giám đốc phụ trách bảo hiểm y tế toàn cầu, bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, Tiến sĩ Mariângela Batista Galvão Simão, người đứng đầu bộ phận tiếp cận thuốc, cũng đã có quyết định xin nghỉ việc.
Người phát ngôn của WHO từ chối bình luận về vấn đề này.
Ông Tedros, người bắt đầu lãnh đạo cơ quan y tế toàn cầu nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 8/2022, đã không đưa ra bất kỳ lý do gì về một cuộc cải tổ nhân sự lớn nào của tổ chức này, cũng như việc một số nhân viên đang nghỉ hưu. Thông thường, các đời giám đốc của WHO sẽ điều chỉnh đội ngũ lãnh đạo của họ khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới tại văn phòng.
Các nhà ngoại giao nói rằng một số nhà tài trợ cũng đã đề nghị cải cách riêng để hợp lý hóa đội ngũ lãnh đạo gồm 18 thành viên của cơ quan y tế toàn cầu có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ.
Một nhà ngoại giao ở Geneva cho biết: “Sẽ không quá tệ nếu có ít người hơn ở văn phòng này, mặc dù có thể có một số vị trị sẽ bị bỏ trống. Vẫn chưa rõ khi nào WHO công bố ai sẽ đảm nhận các vai trò này".
Trong khi COVID-19 đang giảm dần trên toàn cầu, WHO vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó, dẫn đầu là các nỗ lực để chống lại 2 trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu là bệnh đậu mùa khỉ và bệnh bại liệt. Đồng thời, tìm cách thúc đẩy một chương trình cải cách đầy tham vọng để cập nhật các quy định về sức khỏe toàn cầu.
Sự tập trung ngày càng nhiều vào tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe nhân loại cũng như nhu cầu cấp thiết phải bắt kịp sau những tác động của COVID-19 đối với các hệ thống y tế trên toàn thế giới cũng đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của WHO.
Theo các chuyên gia đánh giá, việc cải tổ lần này nhằm mục đích mang lại động lực mới cho cơ quan quyền lực cao nhất về y tế toàn cầu sau đại dịch, cũng như khiến đội ngũ lãnh đạo và cơ quan này trở thành tâm điểm chú ý hơn bao giờ hết.
Bình luận của bạn